Các thiên hà va chạm tạo ra cảnh quan tuyệt đẹp “đôi mắt trong không gian”

(Dân trí) - Một vụ va chạm lớn giữa hai thiên hà đã tạo ra một sự hình thành sao ngoạn mục, tạo thành hình “con mắt vũ trụ”

Các ngôi sao trong thiên hà IC 2163 bùng nổ trông như 1 mi mắt
Các ngôi sao trong thiên hà IC 2163 bùng nổ trông như 1 mi mắt

Bằng kính viễn vọng ALMA ở sa mạc Atacama, Nam Mỹ, các nhà thiên văn đã chụp được những bức hình tuyệt đẹp của các thiên hà xoắn ốc – nằm cách chúng ta khoảng 114 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Canis Major – trong đó có sao Thiên lang (Sirius) – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm Trái đất.

Các thiên hà IC 2163 (trái) và NGC 2207 (phải) vừa sượt qua nhau, tạo ra 1 cấu trúc bất thường nhìn giống như con mắt
Các thiên hà IC 2163 (trái) và NGC 2207 (phải) vừa sượt qua nhau, tạo ra 1 cấu trúc bất thường nhìn giống như con mắt

Tiến sĩ Michele Kaufman, là một nhà thiên văn học đã từng công tác tại Đại học Ohio, Columbus, Mỹ đã mô tả về phát hiện này trong một bài báo trên tạp chí thiên văn học Astrophysical Journal.

Bà cho rằng “mặc dù những cuộc va chạm kiểu này giữa các thiên hà không phải là hiếm, nhưng chỉ có một vài thiên hà có cấu trúc giống trông giống như con mắt. Mí mắt thiên hà chỉ kéo dài vài chục triệu năm – một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi so với cuộc đời của 1 thiên hà”

"Việc phát hiện thấy một trạng thái hình hành sao mới như vậy mang đến cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để nghiên cứu về những điều sẽ xảy ra khi một thiên hà sượt qua một thiên hà khác".

Các nhà thiên văn học có thể thực hiện các đo đạc chi tiết về sự chuyển động của khí CO trong thiên hà.

CO là phân tử khí đánh dấu, nhiên liệu cho quá trình hình thành sao. Phát hiện này cho thấy chất khí CO nằm ở phần ngoài của mí mắt thiên hà đã chạy đua vào bên trong với tốc độ trên 100 km/s.

Hình ảnh chú thích cho thấy 1 vụ bùng nổ sao giống hình mí mắt khi thiên hà IC 2163 hình thành 1 cơn sóng sao lớn và chất khí đã kích hoạt bởi vụ vam chạm với thiên hà NGC 2007 (1 phần cánh tay xoắn ốc của nó được hiển thị bên phải của bức ảnh)
Hình ảnh chú thích cho thấy 1 vụ bùng nổ sao giống hình mí mắt khi thiên hà IC 2163 hình thành 1 cơn sóng sao lớn và chất khí đã kích hoạt bởi vụ vam chạm với thiên hà NGC 2007 (1 phần cánh tay xoắn ốc của nó được hiển thị bên phải của bức ảnh)

Tuy nhiên, nó nhanh chóng giảm tốc độ và sự chuyển động trở nên hỗn loạn hơn, cuối cùng gắn nó vào vòng quay của thiên hà, thay vì tiếp tục hướng về phía trung tâm.

Tiến sĩ Kaufman cho biết “các nhà khoa học không chỉ phát hiện thấy chất khí này giảm tốc độ một cách nhanh chóng khi di chuyển từ bên ngoài vào phần bên trong của mí mắt, mà các phép đo đạc cho thấy phân tử khí còn tích tụ một cách nhanh chóng và trở nên dày đặc hơn. Việc đo đạc trực tiếp này cho thấy sư va chạm giữa hai thiên hà đã khiến các chất khí chồng lên nhau, xuất hiện các cụm sao mới và hình thành nên những mí mắt rực rỡ”

Bằng chứng trong những bức ảnh cho thấy các mô phỏng trên máy tính về những việc sẽ xảy ra trong quá trình va chạm này là chính xác. “Kính viễn vọng ALMA đã cho thấy, vận tốc của các phân tử khí ở khu vực mí mắt đang đúng như dự đoán trước đó của các mô hình máy tính. Đây là một sự kiểm tra quan trọng về các mô phỏng trên máy tính mà trước đó chúng ta chưa từng có cơ hội thực hiện”

Các bức ảnh được tiết lộ năm 2014 cho thấy 1 số lượng lớn các nguồn tia X siêu sáng, có thể là dấu hiệu cho sự hình thành 1 dạng lỗ đen mới. 2 thiên hà trong ảnh là NGC 2007 và IC 2163 thuộc chòm sao Canis Major, cách Trái đất khoảng 130 triệu năm ánh sáng.
Các bức ảnh được tiết lộ năm 2014 cho thấy 1 số lượng lớn các nguồn tia X siêu sáng, có thể là dấu hiệu cho sự hình thành 1 dạng lỗ đen mới. 2 thiên hà trong ảnh là NGC 2007 và IC 2163 thuộc chòm sao Canis Major, cách Trái đất khoảng 130 triệu năm ánh sáng.
Trong 1 bức ảnh khác, dữ liệu quang học của kính thiên văn Hubble hiện thị các màu xanh, trắng, cam và nâu; trong khi dữ liệu hồng ngoại của kính Spitzer xuất hiện màu đỏ. Đây là bức ảnh kính Hubble đã chụp lại các thiên hà va chạm.
Trong 1 bức ảnh khác, dữ liệu quang học của kính thiên văn Hubble hiện thị các màu xanh, trắng, cam và nâu; trong khi dữ liệu hồng ngoại của kính Spitzer xuất hiện màu đỏ. Đây là bức ảnh kính Hubble đã chụp lại các thiên hà va chạm.

Anh Thư (Tổng hợp)