Cá hút máu có từ trước thời khủng long tái xuất hiện tại Anh

(Dân trí) - Cá mút đá, loài cá ký sinh hút máu, từng xuất hiện từ 360 triệu năm trước, đã xuất hiện phổ biến trở lại trên nhiều con sông ở nước Anh.

Cá mút đá, loài cá ký sinh hút máu đã từng xuất hiện từ cách đây hơn 360 triệu năm và hầu như không hề thay đổi từ đó cho đến nay, đã xuất hiện phổ biến trở lại trên nhiều con sông lớn ở nước Anh.

Cận cảnh miệng hút máu đáng sợ của cá mút đá
Cận cảnh miệng hút máu đáng sợ của cá mút đá

Cá mút đá là loài cá có hình dáng giống với cá chình, nhưng phần miệng tròn và không có hàm, có khả năng phát triển lên kích thước dài đến một mét. Cá mút đá thường bám vào mặt bên của các loài cá khác như các hồi, các trích và thậm chí cá mập phơi năng (loài cá mập lớn thứ 2 trên thế giới, sau cá mập voi)... để hút máu những con cá này. Cá mút đá sẽ bám trên các con cá khác cho đến khi con cá bị hút máu chết hoặc để lại một vết thương lớn.

Sự “hồi sinh” của loài cá này được xem như là minh chứng cho thấy chất lượng nước trên các con sông tại Anh đã được cải thiện. Nhiều loài cá khác cũng được kỳ vọng sớm xuất hiện trở lại trên hệ thống sông ngòi của Anh trong tương lai không xa.

Cá hút đá có hình dáng bên ngoài giống với cá chình
Cá hút đá có hình dáng bên ngoài giống với cá chình

Mặc dù được xem như “quái vật” dưới nước vì hình dáng bên ngoài và cách sống ký sinh, cá mút đá lại là món ăn thượng hạng thường xuất hiện trên thực đơn của các vị vua chúa ngày xưa. Cá mút đá cũng từng là một món ăn trong thực đơn của Hoàng gia Anh, tuy nhiên giờ đây loài cá này đã được bảo vệ ở Anh.

Sự sụt giảm số lượng cá mút đá trên sông, suối và biển giúp loài cá này đang được bảo vệ ở Anh. Trong một thế kỷ qua, sự xuất hiện của các đập ngăn trên sông khiến các loài cá này không thể di chuyển đến khu vực sinh sản cũng như khu vực đáy sông không đủ sạch để chúng có thể đẻ trứng.

Một con cá bị cá mút đá ký sinh và bám chặt
Một con cá bị cá mút đá ký sinh và bám chặt

Mặc dù tại Anh, loài cá mút đá đang được bảo vệ nhưng tại nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Bồ Đào Nha... loài cá này vẫn đang bị đánh bắt vì giá trị thực phẩm của chúng.

Tuy nhiên, nếu số lượng cá mút đá được phát triển không kiểm soát cũng có thể gây hại cho các loài cá khác khi chúng có thể tàn phá các quần thể cá. Trung bình một con cá mút đá có thể giết chết 40 con cá khác mỗi năm, do vậy, cá mút đá có thể xem là một loài cá gây hại.

Xuất hiện từ cách đây hơn 360 triệu năm, trước khi cả khủng long xuất hiện, nhưng cá mút đá không có nhiều sự thay đổi từ thời điểm đó cho đến nay cho thấy loài cá này có cách sinh tồn mạnh mẽ như thế nào.

Cận cảnh loài cá mút đá, “quái vật” dưới nước

T.Thủy