Bảo tồn rừng để cải thiện chế độ ăn của trẻ em

(Dân trí) - Nhà nghiên cứu Brendan Fisher cho biết: “Những người làm việc về mảng bảo tồn rừng và những người làm việc để cải thiện sức khỏe của trẻ em nên làm việc cùng nhau và cùng điều phối công việc của họ”.

Bảo tồn rừng để cải thiện chế độ ăn của trẻ em - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu mới, trẻ em sống gần rừng có nhiều khả năng ăn thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng hơn những trẻ em khác.

Phát hiện này là mới nhất chỉ ra mối liên kết giữa bảo tồn rừng với tình trạng sức khỏe con người. Một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết giữa các khu rừng, cây xanh và không gian xanh lân cận khu dân cư với kết quả hành vi và sức khỏe tích cực của con người.

RanaivoRasolofoson, một nhà khoa học tại Đại học Vermont, cho biết: "Dữ liệu cho thấy rằng rừng không chỉ có mối tương quan với những cải tiến trong chế độ ăn của người dân. Chúng tôi cho thấy rằng rừng tạo ra những cải tiến này."

Ở các nước đang phát triển, một số người cho rằng cây cối phải nhường chỗ cho các trang trại và khu vườn để tăng cường thực phẩm dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên, những phát hiện mới nhất, được công bố trong tạp chí Science Advances tuần này, cho thấy điều ngược lại.

Nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu lượng vitamin A, natri, sắt và canxi. Thiếu những vi chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến tổn thương não, tăng trưởng còi cọc hoặc tử vong.

Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối tương quan tương tự, nhưng thiếu phân tích thống kê phức tạp. Các tác giả của nghiên cứu mới nhất đã nghiên cứu một phạm vi rộng hơn các hộ gia đình từ một số nước đang phát triển ở châu Phi và Đông Nam Á.

Phân tích của họ cho thấy các hộ gia đình tương tự trên nhiều quốc gia đang phát triển có nhiều khả năng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng hơn nếu họ sống gần một khu rừng hơn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy rừng cung cấp cho các gia đình thức ăn một cách trực tiếp. Các sản phẩm từ rừng cũng giúp các gia đình gần đó kiếm tiền để mua thêm thực phẩm dinh dưỡng. Các loài thụ phấn tự nhiên trong rừng cũng làm tăng năng suất vườn địa phương. Ngoài ra, các bà mẹ ở các gia đình sống gần rừng thường có nhiều thời gian rảnh để mua và chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh hơn.

Phân tích cho thấy những hiệu ứng dinh dưỡng tích cực được cung cấp bởi các khu rừng rõ ràng nhất ở các gia đình nghèo.

Brendan Fisher, một người tại Viện Gund của Vermont cho biết: "Nghiên cứu này là một hồi chuông cảnh tỉnh báo rằng những người làm việc bảo tồn rừng và những và người làm việc để cải thiện sức khỏe của trẻ em nên làm việc cùng nhau và điều phối công việc của họ cùng nhau."

Hoàng Hằng

Theo UPI