8 dấu hiệu cảnh báo việc thiếu Vitamin B12

(Dân trí) - Thiếu hụt khoáng chất thường phổ biến hơn thiếu hụt vitamin, số liệu thống kê cho thấy cứ bốn người lớn thì có 1 người có liên quan đến việc thiếu vitamin B12. Bài viết này tập trung vào các nguyên nhân gây ra việc thiếu vitamin B12, các triệu chứng chủ yếu cũng như một vài lời khuyên về cách khắc phục sự thiếu hụt này một cách tự nhiên.

Vì Vitamin B12 thúc đẩy tạo năng lượng vào buổi chiều và thúc đẩy việc tạo ra năng lượng trong khi thực hiện các bài tập cho tim mạch, nên nó thường được coi như là vitamin “năng lượng”. Bên cạnh đó, nó được xem như là một công cụ giảm cân hiệu quả và đã trở thành mốt thịnh hành tại phòng khám giảm cân y tế.

8 dấu hiệu cảnh báo việc thiếu Vitamin B12 - 1

Sự phổ biến của nó lan tới phạm vi các phòng khám và các spa y tế làm các chương trình giảm giá cho dịch vụ tiêm vitamin B12. Mặc dù vitamin này không tự tạo ra sự thúc đẩy năng lượng thực sự, nó có tác dụng rất nhiều trong trường hợp bạn được chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu to, làm cho bạn bị yếu và mệt mỏi. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể.

Vitamin B12 có vai trò vô cùng quan trọng đối với các chức năng của cơ thể giúp: Tiêu hóa đúng cách; Hấp thụ sắt; Chuyển hóa chất béo và carbonhydrate; Sự tăng trưởng và hình thành thần kinh; Hệ thống sinh sản khỏe mạnh ở phụ nữ; Bài tiết hormone tuyến thượng thận; Tuần hoàn máu; Sự hình thành hồng cầu; Hệ thần kinh khỏe mạnh.

Những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể do các yếu tố khác nhau, trong đó các triệu chứng thường gặp nhất là: Thuốc kháng acid ảnh hưởng đến sự trung hòa vitamin B12 vì cơ thể cần đủ axit dạ dày để hấp thụ nó; Nitrous Oxide, còn được gọi là khí cười, phá hủy vitamin B12 trong cơ thể; Uống nhiều hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm 15% nồng độ vitamin B12; Phẫu thuật giảm cân bằng cách thu nhỏ dạ dày làm thay đổi cơ chế tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12; Vi khuẩn HP phá hủy các tế bào dạ dày mà tạo ra "yếu tố nội tại" cần thiết để hấp thu vitamin B12

Các triệu chứng do thiếu vitamin B12

Các vấn đề về mắt / hỏng thần kinh thị giác: Trong trường hợp bạn thấy bất kỳ thay đổi nào về thị giác của mình, chẳng hạn như lóa mắt hoặc mờ mắt, kiểm tra nồng độ vitamin B12 của bạn vì thiếu vitamin này thường dẫn đến các vấn đề về thị giác.

Sự lo lắng: Vì vitamin B12 kích thích sự sản sinh dopamine và serotonin, được gọi là các chất tăng cường cảm giác hạnh phúc, sự lo lắng thường là một dấu hiệu cảnh báo nồng độ vitamin B12 thấp.

Thay đổi vị giác: Các nhú vị giác trên lưỡi có nhiệm vụ nhận biết vị của thực phẩm bạn ăn. Trong trường hợp bạn nhận thấy những thay đổi về khẩu vị của bạn và thường có cảm giác chán ăn, rất có thể bạn thiếu vitamin B12.

Vàng da: Khi cơ thể thiếu vitamin B12, nó mất khả năng sản xuất tế bào mạnh. Sự xuống cấp của các tế bào hồng cầu gây ra da vàng và là một dấu hiệu chắc chắn về sự thiếu hụt vitamin B12.

Mất trí nhớ: Tổn thất trí nhớ thường do thiếu vitamin B12, đặc biệt ở những người trẻ hơn tuổi trẻ để phát triển bệnh sa sút trí tuệ.

Không thể mở mắt: Đây là kết quả của việc thiếu oxy trong máu, nguyên nhân trực tiếp do thiếu vitamin.

Chóng mặt: Cảm giác chóng mặt là dấu hiệu của sự thiếu oxy trong máu.

Tê cứng chân tay: Cảm giác tê cứng chân tay là kết quả của tổn thương dây thần kinh, xảy ra do thiếu vitamin B12.

Các nhóm nguy cơ dễ xảy ra do thiếu vitamin B12

Những người ăn chay trường và những người ăn chay không ăn những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật; Bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc thuộc nhóm Metformin, vì thuốc này ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12; Người từ 60 tuổi trở lên không có đủ lượng acid dạ dày; Những người được chẩn đoán là bị rối loạn tự miễn dịch, như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn.

Những nguồn thực phẩm chứa vitamin B12

Cách tốt nhất để duy trì nồng độ vitamin B12 là từ các nguồn động vật và thực phẩm bổ sung. Những loại dưới đây là một số trong các nguồn thực phẩm tốt nhất có chứa vitamin B12:

- Thịt: gà tây, thịt cừu, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, dê

- Sữa: sữa chua, phô mai, sữa bò, phô mai cứng và mềm, pho mát kem

- Trứng: đặc biệt là lòng đỏ

- Hải sản: sò điệp, cá mòi, tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết

- Nguồn thuần chay: men dinh dưỡng, sữa dừa bổ sung, hoặc men đậu tương

Hồng Nhung (Theo Medical – Online)