Vì sao phải dừng đào tạo đề án tiến sĩ với kinh phí 14.000 tỷ đồng?

(Dân trí) - Đề án đào tạo tiến sĩ 911 có kinh phí 14 nghìn tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23 nghìn tiến sĩ sau 7 năm triển khai đã phải dừng vì bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra.


Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT dừng đào tạo đề án tiến sĩ 911

Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT dừng đào tạo đề án tiến sĩ 911

Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911) có tổng kinh phí lớn nhất 14 nghìn tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23 nghìn tiến sĩ.

Đối tượng tuyển chọn của đề án là giảng viên các trường ĐH, CĐ; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mới tốt nghiệp ĐH hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên ĐH, CĐ sau khi được đào tạo.

Tuy nhiên, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD và ĐT đã dừng tuyển sinh từ năm 2017. Vậy hạn chế đó như thế nào?

Đạt 1 - 15%

Năm 2012, Bộ GD&ĐT có quyết định về tuyển sinh và ban hành thông tư đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911. Bộ GD&ĐT cũng xác định, từ năm 2012 - 2016 tổng chỉ tiêu đào tạo của đề án là 12.800 tiến sĩ (gồm 5.700 chỉ tiêu đào tạo trong nước, 5.800 chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài và 1.300 chỉ tiêu đào tạo phối hợp).

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo quá thấp, tính đến năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là 4.024 NCS, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của Đề án tính đến năm 2016 và bằng 17,5% của cả đề án.

Đối với đào tạo trong nước, tổng NCS trúng tuyển đến hết năm 2016 là 2.062 NCS đạt 36% so với chỉ tiêu của đề án tính đến năm 2016 và bằng 20,6% của cả đề án. Như vậy, mục tiêu của đề án từ năm 2010 - 2016 đào tạo

Theo Bộ GD&ĐT, đối với phương thức đào tạo trong nước, 59 cơ sở đào tạo tham gia triển khai và tuyển được 1.534 NCS (đạt 15,34% kế hoạch), không đạt kế hoạch đề ra.

Đối với phương thức đào tạo phối hợp, 9 cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ và tuyển được 30 NCS (đạt 1% kế hoạch).

Đối với phương thức đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, khoảng 600 NCS đã lấy bằng tiến sĩ và về nước công tác, số còn lại vẫn đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.

được từ 1.000 - 1.2000 NCS/năm với tổng số 5.700 NCS đào tạo ở trong nước của đề án là không đạt.

Số NCS trúng tuyển không dự học, bỏ học không theo học hoặc chuyển sang nghiên cứu theo hình thức đại trà từ năm 2012 - 2016 là 143 NCS chiếm 6,9% số NCS trúng tuyển (143/2062).

Số NCS kết thúc thời gian nghiên cứu là 703, trong đó số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ thành công cấp bằng là 222 NCS đạt tỷ lệ 32% số NCS hết thời gian nghiên cứu; trong đó tốt nghiệp đúng thời hạn là 165 NCS, chậm 1 năm là 46 NCS, chậm 2 năm là 8 NCS. Số NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp là 501 NCS.

Như vậy, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ cấp bằng đúng kỳ hạn tỷ lệ thấp là 23% (165/703); số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ thành công cấp bằng chậm chiếm tỷ lệ tương đối cao là 77% (638/703).

Đối với đào tạo ngoài nước, tính đến hết năm 2016 kết quả thực hiện của đề án không đạt được mục tiêu, cụ thể, trong số 2.926 NCS đã trúng tuyển, đến hết năm 2016, đề án đã làm thủ tục cử đi học được 1.981 người đạt 67% NCS trúng tuyển bằng 34% (1.981/5.800) so với chỉ tiêu của đề án tính đến năm 2016; nếu loại trừ 655 NC của đề án 356 (322) thì số NCS nhập học là 1.306 NCS đạt 55% NCS trúng tuyển bằng 23% (1.306/5800) chỉ tiêu của đề án năm 2016 và bằng 13% tổng chỉ tiêu của cả đề án (1.306/10.000).

Theo đó, với mục tiêu của đề án từ năm 2010 - 2012 đào tạo từ 1000 - 1200 NCS/năm; từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn được 1300 - 1500 NCS với tổng số 5.800 NCS đến hết năm 2016 đi đào tạo ở nước ngoài của đề án là không đạt. NCS bỏ không theo hết khóa học là 45 người, bằng 2% số NCS nhập học tính đến thời điểm 31/12/2016.

Số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ đề án chậm 1 đến 2 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 48% (355/735)...

Đặc biệt, đối với đào tạo tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học nước ngoài. Đến nay có 01 NCS đang nghiên cứu tại Pháp, đạt tỷ lệ rất thấp 1/3000 NCS theo kế hoạch cả đề án và 1/1300 NCS theo kế hoạch đào tạo của giai đoạn 2012 - 2016.

Được biết, điều kiện đầu ra theo đề án 911 quy định tại Thông tư 35/2012 của Bộ GD&ĐT yêu cầu cao hơn so với các quy định tại Quy chế đào tạo tiến sĩ nói chung quy định tại Thông tư số 10/2009.

Tuy nhiên, các NCS bảo vệ thành công và công nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sĩ đại trà (không đi thực tập nước ngoài, giáo trình chung không có sự khác biệt, không có thời gian đào tạo tập trung); các công trình khoa học dừng cấp cơ sở, số NCS tham gia đề tài NCKH cấp bộ không nhiều (119 công trình, số lượng đăng bài báo quốc tế hạn chế (387 bài, bình quân 1,63 bài/NCS).

Do cơ chế chính sách bất cập

Mục tiêu của đề án 911 là tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đại học, tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, nguyên nhân là do Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành còn một số bất cập dẫn đến không đạt mục tiêu đề ra.

Cụ thể: xây dựng đề án quá cao, thiếu cơ sở khảo sát, đánh giá không sát thực tế, dự kiến nguồn tuyển sinh không đúng dẫn đến mục tiêu không thực hiện được cả về số lượng đào tạo tiến sĩ, kinh phí và nguồn hình thành.

Việc phối hợp với các bộ, ngành không tốt dẫn đến thực hiện chế độ tài chính chậm, nhiều nội dung chưa phù hợp ảnh hưởng tới tiến độ của đề án.

Đặc biệt, công tác chỉ đạo điều hành của Bộ GD&ĐT thiếu quyết liệt và thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ triển khai nhiệm vụ với các đơn vị liên quan đến đề án. Dẫn đến các vụ chức năng của Bộ GD&ĐT không triển khai nhiệm vụ được phân công theo quy định của Bộ GD&ĐT về phê duyệt kế hoạch triển khai đề án.

Công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá, tháo gỡ khó khăn của Bộ GD&ĐT chưa thường xuyên để kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi bổ sung đề án kịp thời.

Đặc biệt, mức kinh phí hỗ trợ của đề án thấp, khó khăn, trong khi yêu cầu ràng buộc trách nhiệm của NCS cao hơn chương trình đại trà và yêu cầu để được hỗ trợ cũng rất cao dẫn đến không phù hợp về trách nhiệm và quyền lợi nên chưa thu hút được các ứng viên tham gia.

Đối với lưu học sinh, mức hỗ trợ theo đề án 911 còn thấp, cộng thêm phải nộp 1 lần học phí là 52 triệu đồng/04 năm học nên hạn chế đối tượng tham gia dự tuyển.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (tháng 11) vừa qua cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD&ĐT, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gồm: Học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012 đến 30-7-2017) hơn 50 tỷ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng.

Ngoài ra, Bộ GD và ĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỷ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48 triệu đồng. Đối với các bộ, ngành kiểm tra đối chiếu tổng số xử lý tài chính là hơn 6,3 tỷ đồng.

Bình An