Tranh luận về đề thi CĐ môn Vật lý

(Dân trí) - Ngay sau khi Dân trí đăng tải bài viết: “Có sai sót ở đề thi CĐ môn Vật lý?”, đã có nhiều luồng ý kiến phản hồi với nhiều quan điểm khác nhau xung quanh ý kiến của Th.s Chu Hồng Biên, Giảng viên trường ĐH Hồng Đức.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài giải chi tiết về câu hỏi số 5, mã đề 139 do Th.S Biên thực hiện. Bên cạnh đó, cũng xin đưa ra ý kiến phản biện của thầy giáo Nguyễn Cao Khang - Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Th.s Chu Hồng Biên: Có hai đáp số

Trong bài viết trước tôi chỉ mới lấy 3 ví dụ đơn giản để nhằm mục đích “nhấn mạnh” điểm không chặt chẽ của đề thi. Để có thể lí giải cặn kẽ tôi mạn phép giải chi tiết bài toán theo kiểu “tự luận”.

Tranh luận về đề thi CĐ môn Vật lý - 1

Như vậy câu hỏi này không thể xem đề là đúng!

Giảng viên Nguyễn Cao Khang: Kết quả phải nằm trong đáp án đưa ra mới là đúng!

Từ “cứ”, theo tiếng Việt, thường được dùng để chỉ sự việc xảy ra lặp đi lặp lại chứ không chỉ xảy ra một vài lần rồi thôi. Trong điều kiện đã cho của câu hỏi này thì giá trị 0,05s có thể ứng với T/4, T/2.

Ở đây ta phải tìm trong các giá trị T/4, T/2, giá trị nào phù hợp với câu hỏi. Thông thường học sinh trung bình sẽ tìm thấy ngay nghiệm T/2. Trong câu hỏi tự luận nhiều học sinh sẽ bỏ qua nghiệm T/4. Mặt khác khi làm đề tự luận, tùy theo việc cho điều kiện mà người giải sẽ loại đi hoặc giữ lại các đáp số.

Trong câu hỏi trắc nghiệm, đáp số đã cho trước. Ta phải xem cả câu dẫn và đáp án là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Ở đây, chỉ có m = 50g ứng với T/4, mới thỏa mãn. Và như vậy ta phải loại các kết quả không phù hợp với đáp án mà đề ra đã cho trước. Các kết quả giải không phù hợp với đề ra thì không thể là đáp án của đề được.

Khoản 2, điều 18, quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 quy định: “Không được phép có sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp”

Nguyễn Hùng (ghi)