Bạn đọc viết:

Tin học và công nghệ là một trong những năng lực cốt lõi của CT Giáo dục phổ thông tổng thể

(Dân trí) - Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực Tin học và năng lực Công nghệ là 2 trong 10 năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ngày 27/7/2017.

Theo đó, có các điểm cần lưu ý, những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Như vậy, năng lực Tin học và năng lực Công nghệ là 2 trong 10 năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

Với khung chương trình tổng thể, cho thấy:

Tin học và công nghệ là một trong những năng lực cốt lõi của CT Giáo dục phổ thông tổng thể - 1
Tin học và công nghệ là một trong những năng lực cốt lõi của CT Giáo dục phổ thông tổng thể - 2
Tin học và công nghệ là một trong những năng lực cốt lõi của CT Giáo dục phổ thông tổng thể - 3

Như vậy ở cấp Tiểu học, số lượng tiết học trong năm của Tin học & Công nghệ là hoàn toàn tương đương với các môn học xưa nay là quan trọng khác như Khoa học; Tự nhiên và xã hội; Lịch sử và Địa lý.

Ở cấp THCS, số tiết Tin học & Công nghệ có ít hơn so với các môn học khác, nhưng được rải đều trong 4 năm học và mang tính chất thực hành, nên số tiết thực học sẽ được tăng lên thành gấp đôi mỗi năm, cũng là khá lớn.

Đặc biệt lưu ý, ở cấp THPT, ngoài 5 môn học bắt buộc, đã hình thành 3 nhóm tự chọn là Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội và nhóm Công nghệ - Nghệ thuật, số tiết của các môn học trong nhóm là tương đương nhau. Học sinh chọn 5 môn, mỗi nhóm ít nhất 1 môn trong các nhóm tự chọn.

Như vậy, có thể thấy trong việc thi tốt nghiệp THPT sắp đến, ngoài các môn bắt buộc, học sinh sẽ được chọn các nhóm môn Tự chọn, trong đó ít nhất mỗi nhóm 1 môn và 2 môn còn lại sẽ là môn yêu thích của học sinh để có thể tuyển chọn tốt vào các trường đại học, như đã thấy ở mùa thi tốt nghiệp THPT năm 2017.

Được biết, dự thảo chương trình chi tiết môn Tin học ở phổ thông sẽ được chia làm 3 mảng lớn Công nghệ thông tin và ứng dụng; Học vấn số hóa phổ thôngvà Khoa học máy tính. Trong đó, yêu cầu của cả 3 phân môn là rất cập nhật với cuộc sống trong thời đại công nghệ 4.0.

Đặc biệt mảng Khoa học máy tính, đòi hỏi những kiến thức mang tính khoa học trừu tượng, và là cơ sở cho việc học nâng cao trong các chuyên ngành Công nghệ thông tin truyền thông, Khoa học máy tính… trong tương lai của học sinh ở các trường đại học.

Từ đó, GV Tin học và Công nghệ ở nhà trường phổ thông (GV TH&CN PT) có thể kết luận:

- Vị thế và vai trò của GV TH&CN PT sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

- Nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của GV TH&CN PT sẽ là rất cao trong thời gian tới.

- Việc tạo ra 3 khối thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và yêu cầu của 2 phân môn mới của Tin học, đặc biệt là Khoa học máy tính sẽ mở ra một cơ hội lớn cho GV TH&CN PT.

- Nhà trường Sư phạm nên tổ chức đào tạo giáo viên có thể dạy tốt hai môn là Công nghệ, Tin học để đảm bảo sự linh hoạt, dễ thích ứng khi học sinh được quyền lựa chọn môn học trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Tất cả còn trông chờ vào việc công bố chính thức, theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT là trong tháng 9 đến.

Nhưng để làm được điều này, qua các cơ sở mà chúng ta vừa phân tích ở trên, GV TH&CN PT cũng như các Khoa đào tạo ngành Sư phạm Tin học và Công nghệ ở các trường ĐHSP cần có những sự chuẩn bị đón đầu trong thời gian sắp đến, chậm nhất là năm 2019.

Ths.Nguyễn Thế Dũng – Đại học Sư phạm Huế