Tại FPT Polytechnic, học cũng chính là làm việc

(Dân trí) - FPT Polytechnic áp dụng phương pháp học tập qua dự án (project-based-training) lấy thực tiễn làm tiền đề. Theo đó, sinh viên sẽ được trao đồ án ngay từ đầu mỗi học kỳ và mỗi bài học thực tế (case-study) sẽ giải quyết các vấn đề đặt ra từ doanh nghiệp.

Mỗi năm học tập cũng trở thành mỗi năm kinh nghiệm làm việc của sinh viên. Vì lý do đó, quá trình học cũng chính là quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm, hoàn toàn cách xa với việc những giờ học nặng về lý thuyết. Đó là khẳng định của ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội trong buổi tọa đàm với chủ đề: “Mục tiêu giáo dục: Tốt nghiệp - Tốt nghề”.
 
ThS Vũ Chí Thành cũng cho biết, FPT Polytechnic áp dụng phương pháp đào tạo blended learning. Đây là phương pháp học lấy sinh viên làm trung tâm, giúp sinh viên học chủ động và nâng cao sự tương tác giữa sinh viên - giảng viên, sinh viên – sinh viên, sinh viên – các nguồn thông tin từ bên ngoài. Với phương pháp này, người học có thể chủ động xem trước các tài liệu học tại không gian học tập của FPT Polytechnic. Khi đến lớp, mỗi sinh viên sẽ được xếp vào các nhóm để thảo luận và thuyết trình nhiều lần về các đề tài học. Mỗi tiết học nhờ đó mà trở nên sôi nổi, thú vị hơn rất nhiều.
 
FPT Polytechnic tổ chức tọa đàm: “Mục tiêu giáo dục: Tốt nghiệp – Tốt nghề”.
FPT Polytechnic tổ chức tọa đàm: “Mục tiêu giáo dục: Tốt nghiệp - Tốt nghề” nhằm định hướng cho các bạn trẻ trong việc tích lũy kỹ năng, phương pháp học tập tốt nhất để khởi nghiệp thành công.

Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây
 
* * *
Có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng đào tạo, nhưng hiểu một cách khái quát nhất thì: Chất lượng chính là sự đáp ứng nhu cầu hay là sự thõa mãn nhu cầu người sử dụng với các mục đích khác nhau. Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo có nghĩa là người học ra trường có kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc tốt, đảm đương được công việc, năng động sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn mà mình được đào tạo, đồng thời có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường công việc, đảm bảo tiêu chí: Tốt nghiệp - Tốt nghề.

Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1/10/2012, trong tổng số gần 1 triệu người thất nghiệp, có 55,4 nghìn người trình độ CĐ (chiếm 5,6%) và 111,1 nghìn người có trình độ ĐH trở lên (11,1%). Nguyên nhân chính của tình trạng này, theo lời các chuyên gia dự báo nguồn nhân lực: “Hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại sinh viên khi mới tốt nghiệp bởi họ thiếu rất nhiều kỹ năng”.

Thực tế cho thấy, sinh viên trường nghề lại được trang bị khá tốt các kỹ năng thiết yếu: Kỹ năng Chuyên môn, Tin học, Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm. Các em được doanh nghiệp “trải thảm” chào đón ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

Riêng Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, gần 100% sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp đã lần lượt xin được việc làm phù hợp với khả năng. Sinh viên ra trường tự tin với chuyên môn, kỹ năng sống, vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với triết lý “Thực học - Thực nghiệp” và mục tiêu lớn nhất là “Tốt nghiệp - Tốt nghề“, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic chủ trương đưa thực tế vào đào tạo qua phương pháp đào tạo dự án (Project based training) trong 6 chuyên ngành mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực cao: Thiết kế lập trình Website, Ứng dụng Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa Multimedia, Lập trình máy tính - Thiết bị di động, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp. Hơn hai năm học tập tại trường cũng chính là thời gian giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế cho sự nghiệp sau này.

Bên cạnh chất lượng đào tạo được chú ý từ người dạy, người học, thì FPT Polytechnic cũng đầu tư môi trường đào tạo chuẩn quốc tế cho sinh viên với hệ thống giáo trình hoàn thiện và chất lượng tới tất cả các môn học từ các nhà xuất bản giáo trình lớn nhất thế giới. Khung chương trình tuân theo chuẩn BTEC của Vương quốc Anh.

Thông tin về các vị khách mời:

TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.

Tiến sĩ Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, Viện phó Viện đào tạo quốc tế FPT - Đại học FPT: Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh). Ông đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục - xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.

ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

ThS. Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội: Học xong Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ và có một thời gian công tác tại Ngân hàng thế giới (WB) tại Washington DC, ông trở về công tác tại vị trí Trưởng ban Tuyển sinh, Công tác Sinh viên - FPT Polytechnic. Sau đó, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
Phan Thị Thanh Hương, cựu sinh viên lớp PB06101, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của FPT Polytechnic Hà Nội.

Phan Thị Thanh Hương, sinh viên lớp PB06101, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của FPT Polytechnic Hà Nội. Trong quá trình học tập tại FPT Polytechnic, Hương đã từng đạt các danh hiệu: “Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc” trong 3 học kỳ: Spring 2011, Spring 2012, Fall 2012; “Sinh viên ưu tú” chuyên ngành Kế toán trong cuộc thi tuyển “Sinh viên ưu tú - 2012” do FPT Polytechnic tổ chức; “Sinh viên có nhiều đóng góp trong các hoạt động ngoại khóa” học kỳ Fall 2010.

Hiện tại, Thanh Hương đã hoàn thành xong chương trình học tại FPT Polytechnic với điểm trung bình toàn khóa 8,75 và đang là một Chuyên viên tư vấn tại Công ty CP Tập đoàn Nguồn Lực Việt - Trung tâm Đào tạo Vietsourcing.
 
Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây