Sau lũ quét, học sinh phải vào học nhờ dưới gầm nhà sàn

(Dân trí) - Trận lũ quét vừa qua đã khiến một khối lượng lớn đất, đá, cây cối “bao vây” điểm trường bản Ruộng, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Lớp học bị lũ tàn phá nặng nề khiến các em học sinh phải đi học nhờ dưới gầm nhà sàn của người dân địa phương.

Điểm trường bản Ruộng, thuộc trường Tiểu học Bát Mọt 1, xã vùng cao biên giới Bát Mọt, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa). Trận lũ quét vừa qua đã khiến toàn bộ khu phòng học, nhà giáo viên bị tàn phá nặng nề có nguy cơn đổ sập bất cứ lúc nào. Tại điểm trường này có gần 40 học sinh Mầm non và Tiểu học.

Điều kiện sống của bà con bản Ruộng vốn đã khó khăn, sau khi bị lũ quét qua càng thêm khốn khó. Bản Ruộng chưa có điện sáng, đường giao thông vào thôn chỉ là con đường đất nhỏ vừa đủ đi xe máy; cả bản có 47 hộ dân nhưng chỉ có hơn 2 ha đất nông nghiệp.

Điểm trường bản Ruộng nằm lẻ loi bên dòng suối Ruộng, nơi đây cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 150km. Trước đây, dòng suối Ruộng nằm cách xa điểm trường khoảng 100m, nhưng sau trận lũ quét, suối thay đổi dòng chảy, tiến sát phòng học. Con đường vào điểm trường gần như bị xóa sổ.
Điểm trường bản Ruộng nằm lẻ loi bên dòng suối Ruộng, nơi đây cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 150km. Trước đây, dòng suối Ruộng nằm cách xa điểm trường khoảng 100m, nhưng sau trận lũ quét, suối thay đổi dòng chảy, tiến sát phòng học. Con đường vào điểm trường gần như bị "xóa sổ".
Lũ xói sâu vào chân móng của dãy phòng học khiến cho dãy nhà chênh vênh có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Phòng ở của giáo viên đã bị lũ cuốn chỉ còn trơ lại 2 cột nhà.
Lũ xói sâu vào chân móng của dãy phòng học khiến cho dãy nhà chênh vênh có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Phòng ở của giáo viên đã bị lũ cuốn chỉ còn trơ lại 2 cột nhà.
Dãy phòng học của lớp Mầm non bị lũ cuốn làm hư hỏng hết thềm, nền nhà, cột phòng học bị nứt.
Dãy phòng học của lớp Mầm non bị lũ cuốn làm hư hỏng hết thềm, nền nhà, cột phòng học bị nứt.
Cảnh tượng hoang tàn sau cơn lũ, hàng trăm mét khối đất, đá, cây gỗ lớn nhỏ nằm ngổn ngang, “bao vây” điểm trường.
Cảnh tượng hoang tàn sau cơn lũ, hàng trăm mét khối đất, đá, cây gỗ lớn nhỏ nằm ngổn ngang, “bao vây” điểm trường.
Trước kia, khu phòng học Mầm non và Tiểu học ở thân đất cao. Năm 2007, cơn lũ đi qua cũng đã mang theo nhiều đất, đá vào sân trường, nhưng các phòng học thì chưa bị ảnh hưởng nhiều. Trong đợt lũ vừa qua, suối Ruộng đã thay đổi dòng chảy, cuốn theo hàng trăm mét khối đất, đá, cây cối vào khu lớp học, làm khu phòng học xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị sập.
Trước kia, khu phòng học Mầm non và Tiểu học ở thân đất cao. Năm 2007, cơn lũ đi qua cũng đã mang theo nhiều đất, đá vào sân trường, nhưng các phòng học thì chưa bị ảnh hưởng nhiều. Trong đợt lũ vừa qua, suối Ruộng đã thay đổi dòng chảy, cuốn theo hàng trăm mét khối đất, đá, cây cối vào khu lớp học, làm khu phòng học xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị sập.
Bản Ruộng cách trường chính khoảng 7km đường đồi núi, qua suối, các em học sinh không thể đi về trong ngày được, nên Nhà nước đầu tư xây dựng khu phòng học ở bản. Tuy nhiên, hiện nay, điểm trường đã phải bỏ không vì bị lũ quét tàn phá. Do lũ cuốn trôi mất nhà ở nên giáo viên cắm bản cũng không còn chỗ ở.
Bản Ruộng cách trường chính khoảng 7km đường đồi núi, qua suối, các em học sinh không thể đi về trong ngày được, nên Nhà nước đầu tư xây dựng khu phòng học ở bản. Tuy nhiên, hiện nay, điểm trường đã phải bỏ không vì bị lũ quét tàn phá. Do lũ cuốn trôi mất nhà ở nên giáo viên cắm bản cũng không còn chỗ ở.
Điểm trường bị hư hỏng, không còn sử dụng được, từ ngày 16/10, Phòng GD-ĐT huyện Thường Xuân đã quyết định chuyển các em học sinh vào học nhờ dưới gầm nhà sàn của gia đình bà Vi Thị Tâm.
Điểm trường bị hư hỏng, không còn sử dụng được, từ ngày 16/10, Phòng GD-ĐT huyện Thường Xuân đã quyết định chuyển các em học sinh vào học nhờ dưới gầm nhà sàn của gia đình bà Vi Thị Tâm.
Bản Ruộng có 16 em học sinh Tiểu học và 13 học sinh Mầm non, có một số cháu nhỏ không thể đến lớp sau khi trường bị lũ tàn phá. Để tiện cho việc dạy học, các thầy giáo đã dùng bạt ngăn thành “3 phòng” học. Một phòng cho học sinh lớp 1, 2; một phòng dành cho lớp 3, 4, 5 và một phòng dành cho học sinh Mầm non.
Bản Ruộng có 16 em học sinh Tiểu học và 13 học sinh Mầm non, có một số cháu nhỏ không thể đến lớp sau khi trường bị lũ tàn phá. Để tiện cho việc dạy học, các thầy giáo đã dùng bạt ngăn thành “3 phòng” học. Một phòng cho học sinh lớp 1, 2; một phòng dành cho lớp 3, 4, 5 và một phòng dành cho học sinh Mầm non.
Cơn lũ quét qua, trẻ em nơi đây không còn trường để học, các em phải học tạm dưới gầm nhà sàn. Các em mong muốn có một phòng học mới ở nơi cao ráo hơn và không còn phải sợ mỗi khi mưa lũ về.
Cơn lũ quét qua, trẻ em nơi đây không còn trường để học, các em phải học tạm dưới gầm nhà sàn. Các em mong muốn có một phòng học mới ở nơi cao ráo hơn và không còn phải sợ mỗi khi mưa lũ về.
Không có trường lớp học, các em học sinh đang phải học trong điều kiện vô cùng thiếu thốn. Hiện ngành giáo dục muốn xây khu phòng học mới ở nơi đồi cao để tránh được lũ ống, lũ quét mỗi khi mùa mưa lũ về. Tuy nhiên, địa phương còn nghèo nên rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nhà hảo tâm để các em học sinh nơi đây được ngồi học ở nơi an toàn.
Không có trường lớp học, các em học sinh đang phải học trong điều kiện vô cùng thiếu thốn. Hiện ngành giáo dục muốn xây khu phòng học mới ở nơi đồi cao để tránh được lũ ống, lũ quét mỗi khi mùa mưa lũ về. Tuy nhiên, địa phương còn nghèo nên rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nhà hảo tâm để các em học sinh nơi đây được ngồi học ở nơi an toàn.

Duy Tuyên