Nam Định “họp bàn” về giảng dạy Tiếng Anh với giáo viên bản xứ

Nhằm sớm đẩy mạnh việc đưa giáo viên dạy Tiếng Anh bản xứ vào trường học, vừa qua 15 trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định đã cùng nhau tham dự hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy Tiếng Anh tăng cường với giáo viên bản xứ tại các trường năm học 2015-2016”

Hội thảo có sự góp mặt của các giáo viên bản ngữ của Trung tâm Ngoại ngữ E-connect vừa mới mở chi nhánh ở Nam Định. Tại đây, các thầy, cô đã chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và những khó khăn của giáo viên bản xứ khi giảng dạy tại Việt Nam.

Hội thảo còn là nơi chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai đề án giảng dạy tiếng Anh tăng cường có yếu tố nước ngoài tại các trường tiểu học, THCS, THPT: quy trình xây dựng đề án, quy trình xin cấp phép, quy trình quản lý, giảng dạy và đảm bảo chất lượng.

Nhiều năm gần đây, tại Hà Nội đã triển khai thành công đề án của một số trung tâm ngoại ngữ như Hội đồng Anh, Language Link, E-connect,… tại các trường tiểu học, THCS, THPT nhưng ở Nam Định mới chỉ là những khởi đầu. Các giáo viên Tiếng Anh của Nam Định cũng muốn thông qua đề án này để cùng giáo viên bản ngữ trao đổi, cùng nâng cao nghiệp vụ sư phạm.

“Giải mã” việc truyền cảm hứng trong việc học Tiếng Anh

Trao đổi tại hội thảo, thầy Thomas G.Giglione – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm ngoại ngữ E-connect đã có bài tham luận về kinh nghiệm truyền cảm hứng và tạo động lực cho học sinh trong các tiết học tiếng Anh. Ông khẳng định, bên cạnh việc thiết lập kỷ luật lớp học, để tối ưu hóa giờ dạy trên lớp, một giáo viên giỏi cần phải gần gũi, thân thiện với học sinh.

pr-29072015-6ebc1

Thầy Thomas G.Giglione với bài tham luận về “Bí quyết truyền cảm hứng và tạo động lực cho học sinh”

Khá thích thú với quan điểm của thầy Thomas G.Giglione, cô Đào Thị Thủy Chung - Giáo viên tiếng Anh Trường THPT Trần Hưng Đạo thẳng thắn đặt vấn đề: Khi giáo viên tỏ ra gần gũi, thân thiện thì học sinh thường dễ rơi vào tâm lý chây lười. Vậy làm sao để cân bằng được việc rút ngắn khoảng cách với các em và kỷ luật lớp học?

“Là một giáo viên thì quan trọng nhất chúng ta cần tạo dựng được sự tôn trọng nơi trẻ. Nghiêm khắc, kỷ luật là những điều cần phải có trong quá trình đứng lớp. Tuy nhiên, thay vì quát mắng trẻ, tôi đề xuất chúng ta thiết lập nội quy lớp học ngay từ đầu, hãy tận dụng các góc bảng để ghi vài lời đề nghị hoặc 1 điều luật nào đó cho lớp học: khi trẻ vi phạm, chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở bằng ánh mắt nghiêm khắc. Đôi khi, giao tiếp bằng mắt còn hiệu quả hơn mọi lời nói” - Thầy Thomas G.Giglione phân tích.

Giáo viên bản xứ “tiết lộ” bí quyết chinh phục học sinh Việt

Cũng tại hội thảo này, Thầy Lee Cliburn chia sẻ về những khó khăn của một giáo viên nước ngoài trong quá trình đứng lớp. Theo thầy Lee Cliburn,  một bộ phận không nhỏ các học sinh của Việt Nam còn ngại nói tiếng Anh, cho rằng làm bài tập về nhà là một cực hình, trong lớp còn thiếu tập trung nghe giảng.

pr1-29072015-18bfb

Thầy Lee Cliburn với bài tham luận về “ Những khó khăn và cơ hội của một giáo viên nước ngoài khi giảng dạy tại Việt Nam     

“Đó không chỉ là lỗi của các con học sinh mà là lỗi của người thầy chưa biết lôi kéo các con vào bài giảng. Muốn lôi kéo các con vào bài giảng, người thầy phải có sự chuẩn bị giáo án công phu, tạo luồng sinh khí mới cho học sinh trong tiết học, không nên “dụ” học sinh bằng kẹo vì không tốt cho sức khỏe mà hiệu quả tập trung thấp. Nhiều học sinh mới học thường phát âm sai, người thầy không nên ngắt lời để sửa âm ngay cho học sinh. Làm như vậy sẽ khiến học sinh mất bình tĩnh và quên mất cả đoạn hội thoại định nói” – Thầy Lee Cliburn chia sẻ kinh nghiệm.

Đánh giá cao về quan điểm sư phạm có giáo viên “Tây”, cô Trần Thị Hà – Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh, Trường THPT Lê Hồng Phong bày tỏ: “Ở đâu cũng có học sinh lười học, trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều. Người giáo viên dạy môn học nào cũng cần có sự tận tâm và chuẩn bị nghiêm túc bài giảng, thường xuyên phải đổi mới bài dạy của mình bằng việc cung cấp các thông tin mới về tình hình chính trị - xã hội, giúp bài giảng thú vị và mang tính thời sự hơn”

pr2-29072015-68fad

Cô Đặng Thị Thu – Trợ lý Chủ tịch Hội đồng sáng lập TT NN E-connect chia sẻ về cách phân bổ chương trình đào tạo

Nhằm hỗ trợ cho Nam Định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh trong trường học, tại hội thảo, cô Đặng Thị Thu – Trợ lý Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm ngoại ngữ E-connect đã chia sẻ về Hệ thống đào tạo tại chỗ tại Trụ sở Chi nhánh E-connect Nam Định và cách phân bổ chương trình sao cho phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học sinh. Với kinh nghiệm từng trực tiếp đứng lớp giảng dạy.  Cô Thu cho biết: “Bên cạnh giáo viên, giáo pháp thì giáo trình cũng cần có một sự đầu tư kỹ lưỡng, nên chọn giáo trình của các nhà xuất bản uy tín trên thế giới, được thiết kế riêng cho đối tượng học sinh Khu vực Đông Nam Á”

Cũng theo cô Thu, sự hình thành câu lạc bộ tiếng Anh “English in Action” của Trung tâm ngoại ngữ  E-connect nhằm tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh, đồng thời là một cộng đồng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, thực hiện các hoạt động như: Hội nghị quốc tế giả định, hướng dẫn diễn thuyết trước công chúng, các hoạt động outing trip.... rất bổ ích cho những người yêu thích bộ môn này.

PV