Tư vấn “Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin”

Chiều nay, Trường Đại học FPT phối hợp với Dân trí tổ chức buổi tư vấn với chủ đề “Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin”. Mời bạn đọc theo dõi.

Buổi tư vấn với sự tham gia của các khách mời: TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT; TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm; bạn Võ Thị Mỹ Quỳnh, cựu sinh viên ĐH FPT - hiện làm việc tại công ty PISE tại Nhật Bản.

TS. Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Thay mặt các khách mời, tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý vị phụ huynh, các em học sinh và quý độc giả đang theo dõi buổi tư vấn trên Báo điện tử Dân trí chiều nay. Những năm gần đây, vai trò của ngành Công nghệ thông tin ngày càng trở nên không thể thiếu với nền kinh tế. Chính vì vậy ngày nay CNTT đã được coi là hạ tầng của hạ tầng. Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành này đang ngày càng tăng nhanh. Để quý vị độc giả có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu nhân lực ngành CNTT cũng như các yếu tố liên quan tới việc chọn trường, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp tốt nhất các câu hỏi của độc giả. Chúc quý vị có một khoảng thời gian bổ ích với ban tư vấn.

Mời độc giả theo dõi buổi tư vấn:


Các khách mời tư vấn và đại diện Trường Đại học FPT tham gia buổi giao lưu chiều nay.

Các khách mời tư vấn và đại diện Trường Đại học FPT tham gia buổi giao lưu chiều nay.

Nguyễn Đức Hùng - Giới tính: Nam - Tuổi: 53 - ĐT: 0975xxxxxxx

Tôi muốn hỏi về xu hướng phát triển nhu cầu nguồn nhân lực CNTT trong thời gian tới?

TS. Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Theo Sách trắng CNTT Việt Nam 2014, ước tính đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng một triệu lao động ngành CNTT, nhưng hiện tổng số nhân lực làm việc trong ngành này mới đạt hơn 440.000 người, trong đó kỹ thuật Phần mềm là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong khối ngành CNTT. Theo báo cáo của Gartner (công ty nghiên cứu và tư vấn hàng đầu về công nghệ thông tin) Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương và 30 của thế giới về gia công và phát triển phần mềm. Trong năm 2014, TP.HCM xếp thứ 7 và Hà Nội xếp thứ 22 trong tốp 100 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm. Từ năm 2012, Việt Nam trở thành đối tác gia công phần mềm lớn thứ 2 của Nhật Bản. Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin luôn phát triển với tốc độ cao (năm 2013 tăng 55,3% so với năm 2012) khiến cho nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao.


TS Đàm Quang Minh trả lời các câu hỏi của độc giả trong buổi giao lưu.

TS Đàm Quang Minh trả lời các câu hỏi của độc giả trong buổi giao lưu.

Trần Văn Thắng - Giới tính: Nam - Tuổi: 18 - Email: thangtranxxx@gmail.com - Mobile: 0965801xxx (độc giả)

Khởi nghiệp mạo hiểm là an toàn. Em muốn hỏi muốn khởi nghiệp từ CNTT thì mình phải chuẩn bị những gì?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Sự “mạo hiểm” trong khởi nghiệp ở chỗ người khởi nghiệp đi từ con số 0, với những nguồn lực còn hạn chế và kinh nghiệp chưa nhiều. Đôi khi người khởi nghiệp phải “đặt cược” tất cả những gì mà mình đang có để bắt đầu một công ty: tiền bạc, thời gian, tâm huyết và rất nhiều những thứ khác nữa nhưng cơ hội thành công của khởi nghiệp không phải lúc nào cũng “an toàn”. Tỷ lệ thất bại của những người làm khởi nghiệp bao giờ cũng cao hơn bình thường. Thực tế là chỉ có 10% trong tổng số các công ty khởi nghiệp là thành công. Nghĩa là trong số 100 công ty khởi nghiệp thì chỉ có 10 công ty là có thể trụ lại được còn 90 công ty sẽ phá sản và đóng cửa.

Nhưng vì sao Khởi nghiệp vẫn rất hấp dẫn với nhiều người và đặc biệt là những người trẻ. Thứ nhất, khởi nghiệp có thể bắt đầu từ con số 0 đồng hoặc thậm chí vài trăm nghìn đồng – một số tiền quá ít để có thể bắt đầu, với quy mô công ty vẫn còn nhỏ và mới áp lực về nhân lực cũng giảm, những thiếu sót về mặt kinh nghiệm hoặc năng lực về quản lý đều có thể được chấp nhận tại thời điểm bắt đầu. Quá trình làm việc cũng sẽ là quá trình củng cố và học hỏi những kiến thức này. Những hạn chế về các mặt trên có thể sẽ gặp khó khăn nhưng sẽ không ảnh hưởng quá lớn như đối với một công ty đã có quy mô và phát triển mạnh. Dễ hiểu là một sinh viên hay một người quá trẻ thiếu kinh nghiệm gần như không có cơ hội quản lý một tổ chức, công ty đã hoạt động lâu dài mà chỉ để học hỏi kinh nghiệm hoặc thử nghiệm những cái mới. Vì thế khởi nghiệp mạo hiểm nhưng vô cùng “hấp dẫn”.

Để khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT cần phải có những yếu tố sau:

- Đam mê đối với lĩnh vực mà mình muốn khởi nghiệp đôi khi không cần phải là chuyên gia hàng đầu hoặc chuyên sâu nhưng nếu không có đam mê hoặc sự yêu thích đối với công việc mình làm thì khó mà thành công.

- Có sự nhạy bén đối với những thay đổi của lĩnh vực mà mình khởi nghiệp bởi nếu không nhạy bén để có những ý tưởng mới, sáng tạo thì các công ty khởi nghiệp khó mà có thể cạnh tranh được với nguồn lực hạn chế của mình. Sự nhạy bén này luôn là cơ hội tốt đối với việc khởi nghiệp.

- Dám chấp nhận rủi ro vì khởi nghiệp giống như đánh cược “được ăn cả, ngã về không”. Có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh không dự đoán trước được có thể tác động đến sự sống còn của công ty.

Ngô Văn Quang - Giới tính: Nam - Tuổi: 22 - Mobile: 0975556xxx

Tỷ lệ sinh viên học lập trình ứng dụng di động ra trường tìm được việc làm đúng ngành có cao không? Em đang học ngành này thì cần làm gì để trang bị kinh nghiệm chuyên ngành từ khi ngồi trên ghế nhà trường ạ ?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Lập trình di động là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, sản phẩm trực quan, và dễ dàng tiếp cận người dùng. Nhiều sinh viên chưa ra trường đã có thu cả nghìn USD mỗi tháng.

Nhưng nghề này cũng lắm thách thức, bởi công nghệ thay đổi hàng ngày và bản thân lập trình viên phải nắm bắt được các thay đổi liên tục ấy và nâng cấp để có thể đưa sản phẩm tốt nhất đến người dùng. Đặc biệt người làm nghề luôn phải có sự nhạy cảm, tinh tế và thẩm mỹ cao trong sáng tạo.

Không chỉ học ở trường, học từ các thầy cô giáo, học từ bạn bè, mà bản thân mỗi bạn cần tự học, tự nghiên cứu từ sách vở, online.

Ví dụ ở Đại học FPT, có những sinh viên khởi nghiệp từ lập trình di động thành công ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường như bạn Vũ Minh Thắng với những ứng dụng cho cuộc sống như phần mềm dự báo thời tiết, đèn pin, hoặc các game như ô ăn quan, ma trận…Đến nay, chàng sinh viên này đã có hàng chục ứng dụng đưa lên “chợ”, thu được cả nghìn USD. Hay sinh viên Nguyễn Trung Nam hiện tham gia phát triển ứng dụng giao thông ở TP HCM. Đây là ứng dụng giúp quản lý hệ thống giao thông, gồm hai phần là website và ứng dụng trên điện thoại, giúp nhà quản lý biết được tình hình giao thông trên địa bàn thành phố một cách tức thời để xử lý và khắc phục nhanh chóng.

Một khi bạn đã dám theo đuổi đam mê, mọi hành động, mọi quyết định trong cuộc sống của bạn đều hướng về một mục đích duy nhất. Nhờ đó, bạn sẽ nhận ra nhiều cơ hội xung quanh mình hơn và cố gắng hơn để nắm bắt được chúng.

Chúc bạn thành công.

Tô Hoàng Long - Giới tính: Nam - Tuổi 46 - Email: longthxxxx@gmail.com

Vai trò của các trường Đại học trong việc tạo dựng và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực (CNTT) hiện nay, thưa thầy Minh?

TS.Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Đầu tiên tôi muốn khẳng định trách nhiệm về việc sinh viên ra trường làm được việc hay nói cách khác là chất lượng đào tạo thuộc về các trường đại học. Với CNTT ngày nay thì thách thức là rất lớn với các trường do đặc thù ngành này có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng. Có thể chắc chắn một điều là hầu hết những sinh viên học ngành CNTT khi ra trường sẽ không sử dụng trực tiếp những kiến thức đã được đào tạo trong trường vì khi học xong thì nội dung học đã bị lạc hậu. Tuy nhiên, trách nhiệm của các trường đại học đào tạo về ngành CNTT là phải đảm bảo được việc sinh viên ra trường sẽ có việc làm đúng ngành học đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Để đáp ứng được việc đó, các trường phải luôn cập nhật chương trình học và cung cấp những kỹ năng tự học, học tập suốt đời để sinh viên ra trường luôn sẵn sàng với những thay đổi đang diễn ra.


Đào tạo gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp cho sinh viên kiến thức cập nhật, kỹ năng thực tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn doanh nghiệp, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa giáo dục và nhu cầu xã hội.

Đào tạo gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp cho sinh viên kiến thức cập nhật, kỹ năng thực tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn doanh nghiệp, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa giáo dục và nhu cầu xã hội.

Anh Tuấn - Giới tính: Nam - Tuổi: 46

Con số nhu cầu lao động khủng sẽ khiến ngành công nghệ thông tin trở thành một ngành hot và sẽ có khá nhiều học sinh lựa chọn, trong số đó nhiều bạn có thể chưa xác định được khả năng và đam mê của mình nhưng vẫn học ngành này với lý do là ngành này đang hot. Vì vậy nên có những lời khuyên nào dành cho thế hệ học sinh đó?

TS.Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Cảm ơn anh Tuấn đã đặt câu hỏi, ý kiến của tôi về câu hỏi này như sau: Trước hết, về con số nhu cầu lao động ngày càng tăng của ngành CNTT là quá trình biến đổi tất yếu của dịch chuyển nhu cầu nhân lực trong nền kinh tế dựa trên phát triển công nghệ ngày nay. Xu thế này vẫn đang tiếp diễn và sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài. Những ngành nghề cũ sẽ có những ngành nghề biến mất và được thay thế bởi những ngành hiện đại hơn. Các đơn vị dự báo cần cung cấp những thông tin này cho người học.

Việc các em học sinh lựa chọn ngành học theo nhu cầu của xã hội khi chưa xác định được đam mê hoặc sở trường của mình chủ yếu vì tin rằng tỷ lệ đảm bảo việc làm sẽ cao hơn nếu ngành học đó đang có nhu cầu lao động lớn. Thị trường lao động hiện nay đòi hỏi người học hay người đi làm việc không chỉ có hiểu biết duy nhất về một lĩnh vực, mảng kiến thức mà còn phải có cả những hiểu biết chung về các lĩnh vực khác nữa. Hiểu biết đa ngành và có nhiều hơn một chuyên môn cũng là lợi thế lớn..

Lời khuyên dành cho những thí sinh của tôi đối với những sinh viên này là cân nhắc thật kĩ giữa những lựa chọn của mình, nếu ngành học đó chưa phải là đam mê thì ít nhất cũng phải lựa chọn ngành học mà chắc chắn mình có khả năng học được để trong khả năng tối thiểu có thể có đủ năng lực làm việc đúng chuyên ngành mà mình đã chọn.

Nguyễn Quốc Trung - Giới tính: Nam - Tuổi: 18

Xin TS. Nguyễn Lê Minh cho biết triển vọng và cơ hội việc làm của ngành An toàn thông tin và An ninh mạng tại Việt Nam?

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm

Chào Quốc Trung,

Tại Việt Nam những năm gần đây, mức độ quan tâm của các doanh nghiệp về tính bảo mật và an toàn thông tin ngày càng tăng. Theo báo cáo của BKAV, năm 2015, đã có 5226 website thuộc các cơ quan doanh nghiệp tại Việt nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 340 website của cơ quan chính phủ và tổ chức giáo dục. Theo một báo cáo mới đây của Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về mối nguy hiểm khi lướt web. Với thực trạng này, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức buộc phải thận trọng hơn và đầu tư cho lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên theo khảo sát trong Tập đoàn FPT và các đơn vị, tổ chức về Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam nói chung, An toàn thông tin đang là một trong những ngành khan hiếm nhân lực chất lượng cao, và dự báo sẽ còn kéo dài và tăng cao trong nhiều năm tới.

Sinh viên khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin và An ninh mạng có thể bắt đầu làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí như:

• Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng

• Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu

• Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn

• Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống

• Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin

• Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

• Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính

Cảm ơn câu hỏi của Quốc Trung nhé!


TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm trả lời tư vấn cho độc giả Dân trí.

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm trả lời tư vấn cho độc giả Dân trí.

Chu Đức Mạnh - Giới tính: Nam - Tuổi: 19 - Email: manhduc.socute@... - Mobile: 0914967xxx

Chị Quỳnh ơi, trở thành kỹ sư cầu nối giỏi có khó không chị? Cần hoàn thiện những kỹ năng thiết yếu nào?

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Trở thành kỹ sư cầu nối Nhật bản là con đường rất ít người có thể theo đuổi đến cùng. Mình muốn chinh phục nó vì muốn vượt qua chính mình. Muốn tham gia chương trình Kỹ sư cầu nối Nhật Bản, giỏi tiếng Nhật là một lợi thế. Bạn sẽ ít gặp khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp hơn, việc hoà nhập với môi trường mới cũng sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ được đào tạo tiếng Nhật khi được tuyển chọn tham gia chương trình.


Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Đại học FPT giải đáp thắc mắc của bạn đọc về kỹ năng cần chuẩn bị cũng như cơ hội tìm việc làm tại xứ sở Hoa anh đào.

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Đại học FPT giải đáp thắc mắc của bạn đọc về kỹ năng cần chuẩn bị cũng như cơ hội tìm việc làm tại xứ sở Hoa anh đào.

Mai Anh Thư - Giới tính: Nữ - Tuổi: 22

Trong quá trình học tập để trở thành một lập trình viên thì Mỹ Quỳnh có gặp phải khó khăn nào không? Nhà tuyển dụng cần gì ở một sinh viên quốc tế khi gia nhập đội ngũ của họ? Làm thế nào để có thể trở nên nổi bật giữa các ứng viên quốc tế khác?

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Quỳnh chọn chuyên ngành hẹp là JS để trở thành một kỹ sư cầu nối Nhật Bản, nên bên cạnh việc học kỹ thuật, đồng thời Quỳnh còn phải học tiếng Nhật, nên phải cố gắng nỗ lực rất nhiều để sắp xếp thời gian tự học để nắm chắc các kiến thức và còn phải làm nhiều bài lab, assignment của các môn.

Nhà tuyển dụng thường đòi hỏi khả năng ngoại ngữ bên cạnh chuyên môn của ứng viên. Ngoài kiến thức vững chắc, các kinh nghiệm có được trong thời sinh viên, mình còn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy tư duy nhạy bén, khả năng học hỏi và nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng vì các kiến thức trong ngành CNTT thay đổi rất là nhanh.

Để nổi bật giữa các ứng viên quốc tế thì điều kiện tất yếu nhất là bạn phải giỏi ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp. Tiếp đến bạn phải có tinh thần tập thể và kèm với đó là cần giỏi chuyên môn.

Trần Lê Minh Thái - Giới tính: Nam - Tuổi: 29

Các bạn sinh viên xuất sắc khi ra trường đều mong muốn làm việc cho công ty hay tập đoàn ở nước ngoài. Vậy cho hỏi tương lai nào dành cho ngành Công nghệ thông tin made by Vietnam? Các công ty nhỏ và công ty khởi nghiệp cần làm gì để thu hút được nguồn lao động xuất sắc đó?

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm

Chào bạn Thái,

Trước hết, ta nên hiểu thế nào là xuất sắc? Xuất sắc không phải chỉ là thông thạo nghiệp vụ chuyên môn của mình (có người nói gọn là “bằng đỏ”). Thật ra sự xuất sắc trong giai đoạn hiện nay, mà rất nhiều chủ sử dụng lao động yêu cầu là còn phải có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, nắm được kỹ năng mềm cơ bản (Ví dụ: làm việc nhóm,làm việc có kế hoạch, giao tiếp và ứng xử, ), giỏi ngoại ngữ (đặc biệt là nghe – nói). Đối với ngành CNTT, theo dự báo, cho đến năm 2020, chúng ta cần hàng triệu cử nhân, kỹ sư của ngành này để làm việc trong các ngành kinh tế khác nhau. Nói khác đi, Công nghệ thông tin có tương lai rất tốt, cơ hội việc làm cao đối với những bạn trẻ học ngành này.

Đối với các công ty khởi nghiệp trong ngành CNTT, các bạn cần nắm được các xu thế đương đại, cũng như trong tương lai của ngành này. Khi khởi nghiệp có ba yêu cầu rất cơ bản về vốn ban đầu, về công nghệ và về lao động trực tiếp làm việc trong công ty.

Chúc bạn thành công!


Bắt đầu con đường khởi nghiệp ngay trên ghế giảng đường đại học đang là lựa chọn của không ít các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.

Bắt đầu con đường khởi nghiệp ngay trên ghế giảng đường đại học đang là lựa chọn của không ít các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.

Phan Đăng Lưu - Giới tính: Nam - Email: luuphanxxx@gmail.com

Con tôi muốn nộp hồ sơ vào hệ đại học chính quy của FPT, ngành An toàn thông tin. Các thầy cô có thể hướng dẫn thủ tục đăng ký vào trường và cho biết cơ hội việc làm của con tôi sau khi ra trường như thế nào?

TS. Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Chào anh Lưu,

Các thí sinh có nguyện vọng theo học tại Trường Đại học FPT cần đáp ứng đủ hai tiêu chí sau:

1. Đủ tiêu chuẩn học đại học theo Quy định của Bộ GD-ĐT hoặc có điểm trung bình cộng 3 môn trong 5 học kỳ cuối cùng ở THPT lớn hơn hoặc bằng 6.00 điểm xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT;

2. Trúng tuyển kì thi tuyển sinh đầu vào hoặc đủ điều kiện miễn thi của Trường Đại học FPT.

2.2. Điều kiện miễn thi đầu vào

Thí sinh có nguyện vọng theo học Trường Đại học FPT sẽ được miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau:

• Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) năm 2016;

• Đạt ngưỡng chất lượng trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016;

• Tổng điểm 3 môn đạt từ 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT;

• Điểm trung bình cộng 3 môn trong 5 học kỳ cuối cùng ở THPT từ 7.0 điểm trở lên* xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT;

Anh có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây.

Việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề được Đại học FPT đặc biệt chú trọng. Vì vậy, ngay từ khâu xây dựng chương trình, Đại học FPT đã tham khảo ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp. Từ năm thứ 3, 100% sinh viên Đại học FPT được tham gia chương trình thực tập tại doanh nghiệp (On the Job training) nhằm giúp sinh viên nhanh chóng tiếp xúc với thực tế của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các em sau khi ra trường.

Nhà trường nỗ lực để mang đến cho sinh viên cơ hội được tiếp xúc xã hội, được gặp gỡ giao lưu với các doanh nghiệp, các lãnh đạo, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội thông qua các buổi workshop, VIP Talk,…Bên cạnh việc học tập kiến thức, sinh viên Đại học FPT còn được hỗ trợ tối đa về việc làm và kết nối cộng đồng cựu sinh viên thông qua Bộ phận hỗ trợ việc làm (Placement & Alumni) thuộc Phòng Công tác sinh. Bộ phận này cũng hỗ trợ đào tạo cho sinh viên các kỹ năng viết CV hiệu quả, bí quyết để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn, cách xây dựng thương hiệu cá nhân, bí quyết đàm phán lương với nhà tuyển dụng… giúp sinh viên thể hiện tốt nhất trước mắt nhà tuyển dụng.

Theo thống kê mới nhất vào tháng 5/2015, 98% sinh viên ĐH FPT có việc làm sau khi ra trường, trong đó 15% sinh viên đang học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển: Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Singapore, Australia, Thụy Sĩ…

Năm 2015, ĐH FPT được xếp hạng 5 sao về việc làm (mức đánh giá cao nhất) theo chuẩn QS Star... Điểm đặc biệt là năm 2015, có 4 hạng mục ĐH FPT được xếp hạng Năm Sao đó là chất lượng đào tạo, việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, cơ sở vật chất và trách nhiệm xã hội.


Doanh nghiệp Nhật Bản đến trường tuyển dụng sinh viên Đại học FPT.

Doanh nghiệp Nhật Bản đến trường tuyển dụng sinh viên Đại học FPT.

Nguyễn Thị Ngọc, 18 tuổi, Email: ngocnguyenxxx@gmail.com

Thưa thầy Minh. Em rất muốn học chuyên ngành An toàn thông tin của ĐH FPT nhưng điều kiện gia đình em không đủ chi trả mức học phí hiện tại của ĐH FPT. Trường có hỗ trợ học phí hay có hình thức học bổng nào để hỗ trợ cho thí sinh không vậy ạ?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Chào em, trường ĐH FPT luôn mong muốn tạo điều kiện tối đa cho những học sinh có khả năng được theo học tại trường với các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các em. Những học sinh xuất sắc, có giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, quốc gia ... có cơ hội nhận được mức học bổng từ 70% - 140%.

Các học sinh có học lực từ khá trở lên và có hoàn cảnh gia đình khó khăn được tạo điều kiện để vay tín dụng ưu đãi từ 50% - 70% học phí, trả dần sau khi tốt nghiệp. Các em học sinh muốn tham gia chương trình tín dụng của trường cần đảm bảo 1 trong các điều kiện sau: Đạt từ 70 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh của Trường Đại học FPT năm 2016 (xét theo kết quả thi lần đầu tiên vào Trường Đại học FPT); hoặc đạt tổng điểm 3 môn từ 23 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (chưa cộng điểm ưu tiên) theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT hoặc đạt điểm trung bình cộng 3 môn trong 5 học kỳ cuối cùng ở THPT từ 7.5 điểm trở lên* theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT dành cho thí sinh đang là học sinh lớp 12 (năm học 2015 – 2016).


Năm 2016, Đại học FPT cấp 200 suất học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt và hỗ trợ các mức tín dụng 50% - 70% học phí toàn khoá học.

Năm 2016, Đại học FPT cấp 200 suất học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt và hỗ trợ các mức tín dụng 50% - 70% học phí toàn khoá học.

Đỗ Văn Khương – Giới tính: Nam – Tuổi: 19 – Email: khuongdoxxxxxx – Mobile: 012397xxxxxxx

Em muốn hỏi học ở Đại học FPT có cơ hội du học nước ngoài hay không?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

“Du học” ngay trong thời gian học tại trường đại học FPT không còn là chuyện lạ. Tại trường đại học FPT, cứ 5 sinh viên thì có 1 người đã được tạo điều kiện ra nước ngoài học tập theo các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập, hội thảo, hội nghị, các hoạt động hợp tác quốc tế… ngay trong quá trình theo học tại trường.

Cụ thể, sinh viên ngành CNTT có thể tham gia chương trình học tiếng Anh ngay từ năm đầu tiên tại các trường là đối tác của Đại học FPT tại Philippines, Brunei, Malaysia… Vào học kỳ chuyên ngành, sinh viên có thể đăng ký học từ 4-6 tháng tại Đức, Nhật Bản, Ấn Độ… hay thực tập tại Singapore.

Ngoài ra chương trình trao đổi văn hóa như Passage to Asean kéo dài 1 tuần cũng là cơ hội hấp dẫn cho sinh viên có một phông nền về văn hóa trước khi hòa nhập vào môi trường làm việc toàn cầu.


Việc tham gia học kỳ ở nước ngoài giúp sinh viên hiểu biết sâu rộng và thích nghi dễ dàng với mọi nền văn hóa, để khi ra trường có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Việc tham gia học kỳ ở nước ngoài giúp sinh viên hiểu biết sâu rộng và thích nghi dễ dàng với mọi nền văn hóa, để khi ra trường có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Nguyễn Thị Huyền Trang - Giới tính: Nữ - Tuổi 45 - Email:huyentrangxxxx@yahoo.com

Vai trò của việc các sinh viên ngành CNTT được thực tập hoặc làm việc thực tế trong quá trình học đối với sự phát triển về kĩ năng làm việc sau này?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Giai đoạn thực tập sẽ giúp sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về các công việc liên sẽ phải làm của một người học CNTT, trải nghiệm những áp lực và yêu cầu thực tế đối với công việc sẽ giúp các em định hướng rõ hơn trong việc phải học và rèn luyện khi quay trở lại học tập, ngoài ra sinh viên sẽ định hình những yếu tố khác trong môi trường làm việc sau này cũng đóng vai trò quan trọng không kém đó là văn hóa doanh nghiệp.

Phan Lê Hoa - Giới tính: Nữ - Tuổi: 50 - Email: hoahoaphanxxx@gmail.com

Hiện nay tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp đang ngày càng tăng. Nhà trường có biện pháp gì về việc giới thiệu việc làm cho sinh viên của mình? Rất mong nhận được thông tin của Ban tư vấn.

TS. Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Chào chị Hoa,

Việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề được Trường Đại học FPT đặc biệt chú trọng. Vì vậy, ngay từ khâu xây dựng chương trình, Trường Đại học FPT đã tham khảo ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp. Từ năm thứ 3, 100% sinh viên Đại học FPT được tham gia chương trình thực tập tại doanh nghiệp (On the Job training) nhằm giúp sinh viên nhanh chóng tiếp xúc với thực tế của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các em sau khi ra trường.

Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp của trường cũng thường xuyên tổ chức các Ngày hội việc làm định kỳ cho sinh viên... Theo thống kê mới nhất vào tháng 5/2015, 98% sinh viên ĐH FPT có việc làm sau khi ra trường, trong đó 15% sinh viên đang học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển: Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Canada, Philippines, Nhật... Năm 2015, ĐH FPT được xếp hạng 5 sao về việc làm (mức đánh giá cao nhất) theo chuẩn QS Star


Theo thống kê mới nhất vào tháng 5/2015, 98% sinh viên ĐH FPT có việc làm sau khi ra trường, trong đó 15% sinh viên đang học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển: Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Canada, Philippines, Nhật...

Theo thống kê mới nhất vào tháng 5/2015, 98% sinh viên ĐH FPT có việc làm sau khi ra trường, trong đó 15% sinh viên đang học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển: Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Canada, Philippines, Nhật...

Đối với các công ty khởi nghiệp trong ngành CNTT, các bạn cần nắm được các xu thế đương đại, cũng như trong tương lai của ngành này. Khi khởi nghiệp có ba yêu cầu rất cơ bản về vốn ban đầu, về công nghệ và về lao động trực tiếp làm việc trong công ty.

Huỳnh Kim Trí - Giới tính: Nam - Tuổi: 18 - Email: kimtrihuynhxxx@gmail.com - Mobile: 01638487xxx

Lời đầu tiên em xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến Thầy Hiệu trưởng, TS Nguyễn Lê Minh và chị Mỹ Quỳnh. Em xin gửi tới chương trình một câu hỏi là hiện nay ngành CNTT là ngành rất hot và là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, em cũng có một niềm đam mê với CNTT, liệu sau 4 năm nữa khả năng việc làm và nhu cầu của xã hội có như bây giờ và nhà trường có đảm bảo đầu ra cho những sinh viên học CNTT như em hay không? Với một xã hội đang hiện đại hóa, có khi nào sẽ thừa nguồn nhân lực về CNTT? em xin cảm ơn ạ!

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm

Chào Trí,

Ở phần trên, tôi đã từng đưa số liệu dự báo là đến năm 2020 chúng ta vẫn cần có hàng triệu cán bộ ngành CNTT. Nếu Trí đam mê ngành này thì cũng biết rằng công nghệ thông tin đang xâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, đời sống của toàn xã hội. Vì vậy theo ý kiến riêng của tôi, Công nghệ thông tin có tương lai rộng mở và cũng còn nhiều lĩnh vực còn phải được cải tiến và nâng cao, chưa tính đến những sáng tạo mới trong lĩnh vực này. Đương nhiên, trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, người hành nghề chỉ có cơ hội thăng tiến, giữ được việc làm ổn định, có thu nhập cao, được xã hội nể trọng nếu như bản thân người lao động liên tục phấn đấu, học tập không mệt mỏi để hoàn thiện mình. Có thể nói người lao động của bất cứ ngành nào cũng trở nên dư thừa nếu không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Cảm ơn câu hỏi của Trí.

Lê Văn Luận - Giới tính: Nam - Tuổi: 45 - Email: vnpt.vanxxx@gmail.com - Mobile: 0943 945xxx

Tôi có con trai học lớp 12, gia đình tôi rất muốn cho con trai học tại trường ĐH FPT nhưng chưa nắm rõ về mức học phí của Đại học FPT. Vậy mức học phí từ năm học 2016 - 2017 khoảng bao nhiêu?

TS.Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Chào anh Luận,

Tùy thuộc vào khả năng Tiếng Anh của mình mà sinh viên sẽ hoàn thành toàn bộ chương trình học tập tại Đại học FPT trong khoảng từ 3 năm rưỡi đến 4 năm rưỡi. Hiện tại học phí chuyên môn kèm theo khóa Tiếng Anh dự bị từ 220 đến 280 triệu đồng cho toàn bộ thời gian học tập của sinh viên.. Sinh viên đóng học phí theo kỳ, mỗi kỳ học khoảng 25 triệu. Thông tin chi tiết anh tham khảo thêm tại đây. Anh hãy động viên cháu củng cố khả năng ngoại ngữ để có thể rút ngắn thời gian học tập anh nhé!

Dương Minh Tú - Giới tính: - Tuổi: 26

Theo bạn Mỹ Quỳnh thì người lao động trong ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam cần học hỏi điều gì từ người lao động ở Nhật cũng như các lao động khác ở môi trường quốc tế?

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Trong công việc, thì người Nhật rất cần mẫn, có tính kỷ luật cao và họ rất chú trọng vào làm việc tập thể (họ không thích làm việc theo tính chất cá nhân), và đó cũng là điều mà các bạn cần học hỏi. Với các bạn sinh viên CNTT Việt Nam thì giỏi toán, có tư duy lập trình tốt, nhưng thường các bạn khá lười, làm việc – sinh hoạt rất thoải mái không thích theo quy tắc, thích làm việc độc lập. Còn làm việc tập thể, thì ngay từ khi còn học ở Đại học FPT sinh viên đã được rèn luyện làm việc tập thể qua các bài tập nhóm ở mỗi môn học, bảo vệ đồ án… nên mình có thể hoà nhập nhanh với nhóm và làm việc rất thoải mái.

Trần Như Anh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 19

Theo bạn Mỹ Quỳnh thì nữ giới theo ngành công nghệ thông tin ở cả lĩnh vực phần cứng và phần mềm có những điểm mạnh và điểm yếu gì? Cần làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Mình xin trả lời ở lĩnh vực phần mềm nha. Nữ theo học CNTT có điểm yếu là thường tư duy chậm hơn các bạn nam, gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu học những môn lập trình đầu tiên. Nhưng bù lại các bạn nữ thường siêng năng và cẩn thận hơn, chăm học và có khả năng ghi nhớ tốt nên điểm số cũng thường cao hơn các bạn nam. Và tư duy lập trình thì có thể rèn luyện được, nên bạn có thể khắc phục thông qua việc làm bài nhiều hơn để tăng khả năng lập trình và luyện cho tư duy nhạy bén, nhưng quan trọng là có đam mê và chịu khó rèn luyện hay không. Bên cạnh đó, trong ngành CNTT còn những lĩnh vực khác không cần phải code như testing, kỹ sư cầu nối… hãy chọn cho mình một mảng nào đó phù hợp với mình bạn nhé.


Môi trường học tập năng động, sáng tạo cho phép sinh viên được thỏa sức sáng tạo, học tập và rèn luyện.

Môi trường học tập năng động, sáng tạo cho phép sinh viên được thỏa sức sáng tạo, học tập và rèn luyện.

Tô Văn Vượng - Giới tính: Nam - Tuổi: 19 - Email: boy20xxxx@gmail.com

Em đã tốt nghiệp THPT từ năm 2014-2015, năm ngoái em không đủ điểm đỗ đại học. Năm nay em muốn theo học tại ĐH FPT thì em có được lấy điểm thi THPT Quốc gia năm ngoái không hay phải thi lại ạ?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Chào Vượng.

Nếu năm nay em có nguyện vọng theo học tại Đại học FPT em có thể dùng kết quả học bạ THPT để xét tuyển vào trường nhé. Nếu điểm trung bình cộng 3 môn trong 5 học kỳ cuối cùng ở THPT từ 7.0 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT thì em sẽ được miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của trường ĐH FPT nhé.

Nếu em không đủ điểm để xét học bạ, em có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh riêng của trường. Kỳ thi gần nhất là ngày 31/7 hoặc em sẽ tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm nay để lấy điểm xét tuyển vào trường nhé.

Phạm Việt – 47 tuổi – email: phamviet19xx@gmail.com

Chào ban tư vấn, con tôi dự định sẽ thi ngành An toàn thông tin của trường ĐH FPT năm nay. Xin cho biết cách thức thức tuyển sinh của trường năm 2016 có gì khác so với các năm trước? Chỉ tiêu của trường năm nay là bao nhiêu? Đề thi của trường có nhiều khác biệt với các trường khác, cháu có cần ôn luyện gì thêm không?

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Về phương thức tuyển sinh, đối với thí sinh dự thi khối ngành Kỹ thuật sẽ trải qua các phần gồm Trắc nghiệm Toán, Tư duy logic (tiếng Việt) trong 120 phút và viết Luận (tiếng Việt) trong 60 phút. Đối tượng dự thi của trường là tất cả các học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm 2016.

Trong năm 2016, trường dự kiến tuyển 2000 sinh viên cho tất cả các chuyên ngành.

Kỳ thi tuyển sinh vào trường không nhằm mục đích đánh giá các kiến thức phổ thông cũng như đòi hỏi thí sinh phải nhớ và dành quá nhiều thời gian cho việc ôn luyện. Kỳ thi này nhằm đánh giá đúng khả năng, tố chất của thí sinh để theo học tại trường. Điều quan trọng nhất là thí sinh cần nắm chắc cấu trúc đề thi, yêu cầu của từng dạng đề và cách phân bố thời gian làm bài. Nếu có điều chưa rõ, các bạn đừng e ngại đăng ký trực tuyến trên website của trường để được cán bộ tư vấn gọi điện chăm sóc hoặc gọi điện hay đến trực tiếp đến các văn phòng tư vấn tuyển sinh của trường để được trợ giúp.


Kỳ thi tuyển sinh đợt 2 năm 2016 của Đại học FPT diễn ra vào ngày 31/7/2016.

Kỳ thi tuyển sinh đợt 2 năm 2016 của Đại học FPT diễn ra vào ngày 31/7/2016.

Vũ Xuân Thi Thơ - Giới tính: Nữ - Tuổi: 19 - Email: vuthithoxxx@gmail.com - Mobile: 01687497xxx

Chào chị Võ Quỳnh, em cần chuẩn bị những gì cho thời gian học đại học ngành này?

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Khi học CNTT ở trường Đại học FPT thì tất cả giáo trình đều là giáo trình tiếng Anh và các tài liệu IT trên mạng cũng vậy, nên bạn cần có kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh, thêm vào đó là khả năng tìm kiếm trên mạng. Chúc bạn thành công!


Sinh viên tích cực trải nghiệm, khám phá vùng đất mới trên mọi miền tổ quốc để có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, biết trân trọng hơn giá trị của lao động, cũng như tích lũy thêm kiến thức xã hội cho bản thân mình.

Sinh viên tích cực trải nghiệm, khám phá vùng đất mới trên mọi miền tổ quốc để có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, biết trân trọng hơn giá trị của lao động, cũng như tích lũy thêm kiến thức xã hội cho bản thân mình.

Đoàn Cẩm Thảo Vy - Giới tính: Nữ - Tuổi: 19 - Email: vxxxxcamthxxx@gmail.com - Mobile: 0903830xxx

Thưa chị Mỹ Quỳnh, em muốn hỏi, chương trình học của nhà trường có dựa trên nền tảng công nghệ hiện tại hay không hay chủ yếu là lý thuyết là chính?

Võ Thị Mỹ Quỳnh - Cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Giáo trình của nhà trường luôn được cập nhật theo xu hướng phát triển của thế giới. Sinh viên được khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào các bài tập của mình, nên đa số ít bỡ ngỡ khi bước vào làm việc ở các công ty. Trường chú trọng phần thực hành, có nhiều bài lap, assignment, practical... cho từng môn.

Đinh Mạnh Việt - Giới tính: Nam - Tuổi: 48 - Email: vietdinhxxx@gmail.com

Kính gửi thầy Minh, tôi có nghe nói đến việc phát triển toàn diện thì chương trình học của Đại học FPT có gì khác biệt hơn ngoài các kỹ năng cứng? Các kỹ năng mềm giúp các em thành công trước tuyển dụng thì sẽ được rèn luyện thêm không, ở thời gian thực tập hay ở trường?

Chân thành cảm ơn.

TS Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

Ở Trường Đại học FPT, bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành tốt thì chúng tôi còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lớp học kỹ năng mềm để mỗi sinh viên được rèn giũa, cọ xát và tự tin hơn. Phòng phát triển cá nhân của nhà trường sẽ thiết kế các khóa học riêng giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng và sức sáng tạo của mình. Thông qua các bài tập thực tế, sinh viên hoàn toàn tự tin, chủ động trong cuộc sống và học tập. Do đó, sinh viên Trường Đại học FPT nhanh chóng hòa nhập, phát huy và thích ứng tốt trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam cũng như Quốc tế.

Lời khuyên chân thành nhất của tôi đối với các bậc phụ huynh là hãy lắng nghe con cái của mình nói về mong muốn và ước mơ của chúng. Từ đó chúng ta mới có thể thấu hiểu và đồng hành cùng con cái. Đối với các bạn học sinh lớp 12, tôi nghĩ các em hãy chủ động tìm hiểu về Trường Đại học FPT, những khóa học phát triển cá nhân, những sự kiện, câu lạc bộ… do nhà trường và các bạn sinh viên tổ chức. Các em hoàn toàn có cơ hội trở thành một sinh viên năng động, tự tin và sáng tạo như các anh chị sinh viên Trường Đại học FPT.


Môi trường học tập quốc tế hóa giúp sinh viên trang bị hành trang để trở thành “Công dân toàn cầu”, có thể làm việc ở bất kỳ nước nào trên thế giới.

Môi trường học tập quốc tế hóa giúp sinh viên trang bị hành trang để trở thành “Công dân toàn cầu”, có thể làm việc ở bất kỳ nước nào trên thế giới.

Bùi Đức Sơn – Giới tính: Nam – Tuổi: 18 – Email: sonthptchuyenxxx – Mobile: 096xxxxxxxx

Chào chú Lê Minh,

Theo chú, học CNTT trường ĐH công lập hay ĐH tư thục sẽ tốt hơn ạ? Hiện cháu đang có ý định dự tuyển vào một trường ĐH tư thục vì thực sự yêu thích, nhưng nhiều người khuyên can vì em là chất lượng sẽ không tốt và uy tín bằng các trường ĐH công lập.

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm

Chào Sơn,

Theo tôi, sự phân biệt giữa trường công lập và tư thục là quan điểm không chính xác. Ở Mỹ, những trường ĐH hàng đầu của quốc gia này đều là trường tư thục, trong đó có Harvard, Stanford, Pringston, Yale… Hiện nay, riêng về ngành CNTT, ở Việt Nam cũng có nhiều trường tư thục nhưng có chất lượng vượt trội so với trường công. Ví dụ như Đại học FPT với kết quả 98% sinh viên ra trường có việc làm với mức thu nhập trung bình là 8,3 triệu/tháng. Quan trọng không phải là trường công hay tư, mà là sản phẩm họ đào tạo ra có chất lượng như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của xã hội không.

Phan Hồng Hạnh – Giới tính: Nữ - Tuổi: 19 – Email: hanhndxxxxxxxxx – Mobile: 0164xxxxxxxx

Chào chú Lê Minh,

Cháu đam mê ngành CNTT và có mong muốn được đi du học ở Nhật Bản để học hỏi về những kiến thức CNTT hàng đầu thế giới. Tuy nhiên gia đình cháu lại không đủ điều kiện để cháu có thể đi du học, nên cháu chỉ có thể chọn một trường đại học trong nước. Ở Việt Nam có những trường đại học nào có chất lượng đào tạo tốt về ngành này ạ? Mong chú cho cháu lời khuyên với ạ!

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm

Chào Hạnh,

Mong muốn đi du học ở Nhật của Hạnh là rất đáng được động viên bởi vì Nhật Bản là nước hàng đầu trong lĩnh vực này. Tôi biết có những cơ sở tổ chức du học Nhật Bản (học tiếng Nhật một thời gian trong nước, rồi học tiếp ở Nhật), học phí lên đến hơn 200 triệu/khóa. Vì vậy điều kiện kinh tế của gia đình là một thách thức lớn. Tuy nhiên cũng có cách “đi vòng”, học trong nước rồi sẽ du học nâng cao tiếp đó ở nước ngoài. Hiện nay rất nhiều trường đại học kỹ thuật trong nước có chuyên ngành đào tạo cán bộ CNTT (ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghiệp, ĐH GT VT…), nhưng thực tiễn cho thấy Trường Đại học FPT là nơi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này (từ đội ngũ giảng viên, giáo trình giáo án, cơ sở vật chất kĩ thuật…). Mặt khác tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao và lương khởi điểm cũng khá cao so với mặt bằng chung.

Chúc Hạnh có lựa chọn đúng đắn.

Huỳnh Thành Đạt – Giới tính: Nam – Tuổi: 22 – mobile: 01667563xxx

Ngành CNTT ở Việt Nam hiện đang là ngành hot, và vài tuần trước đây, Bí thư Đinh La Thăng có nói lương kỹ sư là 8 - 10 triệu là không đủ sống, vậy em muốn biết khảo sát mức lương trung bình trả cho nhân viên CNTT mới ra trường là như thế nào?

TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm

Chào Đạt,

Thật khó để nói về lương trung bình của bất cứ ngành nào, riêng lương khởi điểm ở mức trung bình khá của một sinh viên Bách Khoa mới ra trường là khoảng 8 triệu đồng nhưng ngoại lệ rất nhiều, có những bạn lương từ 1000 - 2000 USD. Mặt khác, xét về mặt đãi ngộ thì mức lương trong ngành Công nghệ thông tin khá khác biệt và dựa trên hiệu quả làm việc, lương của một người có 1 – 2 năm kinh nghiệm sẽ khác mức lương sinh viên mới ra trường.

Như vậy, 8 - 10 triệu đồng/tháng khó có thể coi là mức lương đại diện cho ngành Công nghệ thông tin.

Trước đó, trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, Đại học FPT công bố số liệu 98% sinh viên Đại học FPT ra trường là có việc làm ngay, với mức lương khởi điểm khoảng 8,3 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ gia tăng tương ứng với trình độ và kinh nghiệm của các kỹ sư công nghệ.


Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, Đại học FPT công bố số liệu 98% sinh viên Đại học FPT ra trường là có việc làm ngay, với mức lương khởi điểm khoảng 8,3 triệu đồng/tháng.

Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, Đại học FPT công bố số liệu 98% sinh viên Đại học FPT ra trường là có việc làm ngay, với mức lương khởi điểm khoảng 8,3 triệu đồng/tháng.

Theo xu thế của ngành Công nghệ thông tin nói chung, trong một vài năm tới, đây vẫn sẽ là một trong những ngành “hot”. Vì thế, Đạt hoàn toàn có thể yên tâm khi đăng ký theo học ngành này nhé.

Chúc Đạt thành công!

* * *

Trong buổi tư vấn chiều nay, Ban tư vấn đã nhận được rất nhiều câu hỏi và quan tâm của quý độc giả Báo Dân trí. Hy vọng với những câu trả lời ngày hôm nay, quý phụ huynh, các bạn sinh viên và các em học sinh đã có thêm nhiều góc nhìn đa dạng và nhiều chiều về ngành Công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng như đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia sắp đến gần, Ban tư vấn xin gửi lời chúc riêng tới các em thí sinh lớp 12, chúc các em thi đạt kết quả tốt và thành công với đam mê của mình!