Cần dạy con trai biết cách thất bại

Khái niệm là đàn ông đồng nghĩa với sự chiến thắng đôi khi tạo ra áp lực cho con trai. Không phải ngẫu nhiên mà giáo sư tâm lý học Myrna B.Shure lại khẳng định rằng trở thành người thất bại tốt là một trải nghiệm để trưởng thành.

Chúng ta thường nghĩ, người cha luôn đóng vai trò là người dạy con tính dũng cảm, sự vươn lên hay biết chiến thắng trong mọi tình huống. Trong một trận đá bóng, cha sẽ dạy con trai biết sút vào gôn để chiến thắng đối phương. Trong một ván cờ, cha dạy con những nước cờ độc để có thể chiếu tướng.

 

Khái niệm là đàn ông đồng nghĩa với sự chiến thắng đôi khi tạo ra áp lực cho con trai. Không phải ngẫu nhiên mà giáo sư tâm lý học Myrna B.Shure lại khẳng định rằng trở thành người thất bại tốt là một trải nghiệm để trưởng thành.

 

Tại sao ư? Hãy làm cho trẻ có cảm giác nếu thắng trẻ thấy dễ chịu thì thua cũng không làm trẻ thay đổi chính mình.

 

Một đứa trẻ không chấp nhận được những thất bại đến với mình thường là do trẻ thấy mình vô tích sự, kém cỏi, những cảm giác đó kéo dài lâu dần sẽ hình thành tính thiếu tự tin. Mặt khác, có những trẻ lại quá tự tin, luôn nghĩ mình là người mạnh, nên khi bị thua cuộc một đối tượng nào đó, ví dụ như em mình, trẻ sẽ giải thích về việc thua cuộc là “Cháu không nghĩ là mình lại thua em”.

 

Vậy, bạn phải làm gì để giúp con thoát khỏi tình trạng trên?

 

W.Timothy Gallwey đã viết trong cuốn “Trò tennis nội tại”: “Học cách đón nhận trở ngại trong cạnh tranh sẽ tự động nâng cao khả năng tìm kiếm lợi thế của mỗi người khi gặp khó khăn trong cuộc đời”. Gallwey chỉ ra rằng, giành chiến thắng trong trò chơi chỉ là hiện tượng bên ngoài, nó chẳng ảnh hưởng hay thay đổi gì đến con người bên trong chúng ta.

 

Thực tế, vấn đề không nằm ở chỗ giải quyết sự thắng hay thua của con bạn mà là trẻ cảm thấy như thế nào về chuyện đó.

 

Một trẻ quá quan tâm đến chuyện thắng thua khi có những biểu hiện như:

 

-         Tỏ ra chán nản và giận dỗi khi không đúng ý (thua cuộc hoặc thành tích đạt được không như mong muốn).

-         Không muốn tham gia vào trò chơi đã từng khiến bé thua cuộc.

 

Bố mẹ có thể làm gì?

 

-         Hãy gợi ý cho trẻ suy nghĩ về cảm giác của những người thua cuộc.

-         Chứng tỏ cho bé thấy thua cuộc là rất bình thường, không có gì xấu.

-         Hãy tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào những hoạt động khiến trẻ thấy tự tin ở bản thân mà không cần có mặt của sự thắng - thua. Ví dụ dạy trẻ tập bơi để rèn luyện thân thể chứ không phải thi xem ai bơi nhanh hơn chẳng hạn.

-         Hãy nói rằng bố mẹ luôn yêu trẻ nên trẻ chẳng cần phải phấn đấu thành một ngôi sao, điều này quan trọng bởi trẻ con thường thích sự chú ý của người lớn.

-         Hãy hướng trẻ chỉ quan tâm đến niềm vui. Chơi một trò chơi tập thể cùng bạn bè khiến bé vui hơn nhiều nếu chỉ nhăm nhăm phấn đấu trở thành người số 1. Nếu bé không phải là người số 1 ở trường, hãy cho bé thấy rằng, hai bố con chơi đá bóng ở sân nhà cũng rất thú vị.

-         Hãy chấm dứt tính ghen tị của trẻ bằng cách chỉ rõ cho trẻ thấy những ưu điểm của mình.

 

Bố mẹ không nên làm gì?

-         Không nên an ủi con bằng những câu sáo rỗng như “Đừng buồn, lần sau con sẽ thắng”, bởi lần sau chưa chắc con bạn đã thắng và trẻ sẽ mất lòng tin vào lời nói của bố mẹ.

-         Không nên đưa ra những bình luận hoặc “đổ tại” kiểu như “Bạn ấy đã ăn may khi thắng con chứ con vẫn chơi hay hơn” hoặc “Tại trọng tài chứ không con đã thắng”.

 

Theo TTVH&Đàn Ông