Những đoạn kết “đỉnh” nhất trong lịch sử điện ảnh

(Dân trí) - Không chỉ khéo léo khép lại toàn bộ câu chuyện, những đoạn kết sau đây còn đưa người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và để lại vô vàn dư âm sâu sắc ngay cả khi bộ phim đã nói lời chào tạm biệt với khán giả.

“The Graduate” (1967)

Cảnh cướp dâu trong đoạn kết của “The Graduate” đã trở thành kinh điển của làng điện ảnh thế giới và đã được “sao chép” không biết bao nhiêu lần trong các tác phẩm sau này. Điều đặc biệt là sau hành động cướp dâu hết sức quyết liệt, ống kính của đạo diễn Mike Nichols vẫn tiếp tục đặc tả gương mặt của hai nhật vật chính và diễn xuất tài tình của bộ đôi Dustin Hoffman - Katharine Ross đã khiến giây phút trên màn bạc này trở nên sống động như chính ngoài đời thực.
Cảnh cướp dâu trong đoạn kết của “The Graduate” đã trở thành kinh điển của làng điện ảnh thế giới và đã được “sao chép” không biết bao nhiêu lần trong các tác phẩm sau này. Điều đặc biệt là sau hành động cướp dâu hết sức quyết liệt, ống kính của đạo diễn Mike Nichols vẫn tiếp tục đặc tả gương mặt của hai nhật vật chính và diễn xuất tài tình của bộ đôi Dustin Hoffman - Katharine Ross đã khiến giây phút trên màn bạc này trở nên sống động như chính ngoài đời thực.

“Chinatown” (1974)

Có thể nói, chính khám phá muộn màng của nhân vật thám tử Jake Gittes (Jack Nicholson) cùng câu thoại kinh điển: “Thôi quên đi, Jake, đây là Chinatown” khép lại toàn bộ phim đã giúp cho “Chinatown” đạt giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Ngoài ra, “đứa con tinh thần” của đạo diễn Roman Planski còn giành giải Quả cầu vàng cho phim Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất và Kịch bản hay nhất.
Có thể nói, chính khám phá muộn màng của nhân vật thám tử Jake Gittes (Jack Nicholson) cùng câu thoại kinh điển: “Thôi quên đi, Jake, đây là Chinatown” khép lại toàn bộ phim đã giúp cho “Chinatown” đạt giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Ngoài ra, “đứa con tinh thần” của đạo diễn Roman Planski còn giành giải Quả cầu vàng cho phim Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất và Kịch bản hay nhất.

“Carrie” (1976)

Sống với một bà mẹ cuồng tín và ham mê tà giáo, Carrie White, nhân vật chính của bộ phim là một cô gái nhút nhát, khép kín và thường là đối tượng bị bắt nạt ở trường. Cho đến một ngày, chính những kẻ thường bắt nạt Carrie lại phải hứng chịu kết cục kinh hoàng từ nạn nhân của chúng. Và ngay lúc khán giả lầm tưởng rằng bộ phim đã đến hồi kết thúc cũng như mọi cảnh tượng giật gân đều đã qua đi thì đạo diễn Brian De Palma lại bất ngờ hé lộ một sự thật khiến ai ai cũng phải giật mình “thon thót”.
Sống với một bà mẹ cuồng tín và ham mê tà giáo, Carrie White, nhân vật chính của bộ phim là một cô gái nhút nhát, khép kín và thường là đối tượng bị bắt nạt ở trường. Cho đến một ngày, chính những kẻ thường bắt nạt Carrie lại phải hứng chịu kết cục kinh hoàng từ nạn nhân của chúng. Và ngay lúc khán giả lầm tưởng rằng bộ phim đã đến hồi kết thúc cũng như mọi cảnh tượng giật gân đều đã qua đi thì đạo diễn Brian De Palma lại bất ngờ hé lộ một sự thật khiến ai ai cũng phải giật mình “thon thót”.

“Seven” (1995)

Sau hơn 20 năm, bộ phim của Brad Pitt vẫn ám ảnh vì kết thúc gây sốc. Bước ngoặt bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối khi tên sát nhân hàng loạt tên Doe bỗng tự thú, nộp mình cho hai điều tra viên. Tuy nhiên, kèm theo đó, tên sát nhân đã dành tặng một món quà bất ngờ cho điều tra viên cũng như toàn bộ khán giả. Phá vỡ mọi lối mòn của dòng phim hình sự điều tra thông thường, đoạn kết của “Seven” còn đồng thời đặt ra dấu hỏi về phạm trù đạo đức và thậm chí, chính các nhà sản xuất còn từng muốn cắt bỏ cảnh cuối vì quá u ám và đen tối.
Sau hơn 20 năm, bộ phim của Brad Pitt vẫn ám ảnh vì kết thúc gây sốc. Bước ngoặt bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối khi tên sát nhân hàng loạt tên Doe bỗng tự thú, nộp mình cho hai điều tra viên. Tuy nhiên, kèm theo đó, tên sát nhân đã dành tặng một món quà bất ngờ cho điều tra viên cũng như toàn bộ khán giả. Phá vỡ mọi lối mòn của dòng phim hình sự điều tra thông thường, đoạn kết của “Seven” còn đồng thời đặt ra dấu hỏi về phạm trù đạo đức và thậm chí, chính các nhà sản xuất còn từng muốn cắt bỏ cảnh cuối vì quá u ám và đen tối.

“Casablanca” (1942)

Chọn bối cảnh là thế chiến thứ hai nhưng chuyện phim lại chính là khúc bi ca tình yêu đầy lãng mạn giữa hai nhân vật chính Rick Blaine và Ilsa Lund thay thế cho điệp khúc bom rơi, đạn lạc. Kết thúc đầy bất ngờ ở cuối phim để lại nhiều nuối tiếc nhưng cũng đồng thời thắp lên niềm tin cho khán giả và sau hơn 70 năm, “Casablanca” vẫn để lại nguyên vẹn xúc cảm và sự thăng hoa cho khán giả yêu điện ảnh.
Chọn bối cảnh là thế chiến thứ hai nhưng chuyện phim lại chính là khúc bi ca tình yêu đầy lãng mạn giữa hai nhân vật chính Rick Blaine và Ilsa Lund thay thế cho điệp khúc bom rơi, đạn lạc. Kết thúc đầy bất ngờ ở cuối phim để lại nhiều nuối tiếc nhưng cũng đồng thời thắp lên niềm tin cho khán giả và sau hơn 70 năm, “Casablanca” vẫn để lại nguyên vẹn xúc cảm và sự thăng hoa cho khán giả yêu điện ảnh.

“The usual suspects” (1995)

Đoạn kết hé lộ sự thật đầy bất ngờ về Roger “Verbal” Kint, một kẻ “may mắn” còn sống sót sau vụ đấu súng kinh hoàng tại cảng Los Angeles, đến bây giờ vẫn được coi là cú ngoặt (twist plot) xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Với kết phim “đỉnh của đỉnh”, “The usual suspects” đã đạt tới 2 giải Oscar đồng thời nhận thêm 8 đề cử và đạt thêm 31 giải ở các liên hoan phim khác nhau.
Đoạn kết hé lộ sự thật đầy bất ngờ về Roger “Verbal” Kint, một kẻ “may mắn” còn sống sót sau vụ đấu súng kinh hoàng tại cảng Los Angeles, đến bây giờ vẫn được coi là cú ngoặt (twist plot) xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Với kết phim “đỉnh của đỉnh”, “The usual suspects” đã đạt tới 2 giải Oscar đồng thời nhận thêm 8 đề cử và đạt thêm 31 giải ở các liên hoan phim khác nhau.

“Planet of the Apes” (1968)

Chuyện phim kể về một nhóm phi hành gia tỉnh dậy sau giấc ngủ đông và phát hiện họ đã đặt chân đến một hành tinh lạ, nơi các loài linh trưởng có trí tuệ cao, biết nói và là những kẻ thống trị. Trong khi đó loài người lại bị coi là “động vật” có thể bị săn bắn, bắt làm nô lệ hay thậm chí là để nghiên cứu. Vào cuối phim, khoảnh khắc nhân vật George Taylor (Charlton Heston thủ vai) nhìn thấy tượng Nữ thần tự do và phát hiện ra bấy lâu nay mình vẫn ở trên Trái Đất thực sự là đoạn kết gây sốc nhất trong lịch sử điện ảnh. Và chính kết thúc ám ảnh này đã biến “Planet of the Apes” trở thành một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng bất diệt cùng thời gian.
Chuyện phim kể về một nhóm phi hành gia tỉnh dậy sau giấc ngủ đông và phát hiện họ đã đặt chân đến một hành tinh lạ, nơi các loài linh trưởng có trí tuệ cao, biết nói và là những kẻ thống trị. Trong khi đó loài người lại bị coi là “động vật” có thể bị săn bắn, bắt làm nô lệ hay thậm chí là để nghiên cứu. Vào cuối phim, khoảnh khắc nhân vật George Taylor (Charlton Heston thủ vai) nhìn thấy tượng Nữ thần tự do và phát hiện ra bấy lâu nay mình vẫn ở trên Trái Đất thực sự là đoạn kết gây sốc nhất trong lịch sử điện ảnh. Và chính kết thúc ám ảnh này đã biến “Planet of the Apes” trở thành một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng bất diệt cùng thời gian.

Dung Nhi

Theo BI