Những bộ phim tham vọng bậc nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới

(Dân trí) - Khác với nhiều bộ phim hiện nay được làm với mục tiêu chạy theo lợi nhuận, trong lịch sử điện ảnh thế giới đã chứng kiến không ít các tác phẩm đột phá và tạo ra bước ngoặt làm thay đổi cả xu hướng phát triển chung của bộ môn nghệ thuật thứ bảy.

Ra mắt hồi năm 1959, tuyệt phẩm “Ben-Hur” của đạo diễn William Wyler giành được tới 11 tượng vàng Oscar danh giá ở những hạng mục quan trọng như Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Diễn viên nam chính xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất… Với phần kịch bản đậm tính sử thi cùng kinh phí làm phim đắt đỏ vào loại bậc nhất tại thời điểm đó, sự đầu tư công phu, chỉn chu đến khó tin của đoàn làm phim “Ben-Hur” đã tạo ra một chuẩn mức mới cho điện ảnh, đặc biệt là cảnh đua ngựa kéo dài suốt 9 phút trong phim vẫn luôn được tôn vinh là cảnh hành động ngoạn mục và vĩ đại nhất lịch sử.
Ra mắt hồi năm 1959, tuyệt phẩm “Ben-Hur” của đạo diễn William Wyler giành được tới 11 tượng vàng Oscar danh giá ở những hạng mục quan trọng như Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Diễn viên nam chính xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất… Với phần kịch bản đậm tính sử thi cùng kinh phí làm phim đắt đỏ vào loại bậc nhất tại thời điểm đó, sự đầu tư công phu, chỉn chu đến khó tin của đoàn làm phim “Ben-Hur” đã tạo ra một chuẩn mức mới cho điện ảnh, đặc biệt là cảnh đua ngựa kéo dài suốt 9 phút trong phim vẫn luôn được tôn vinh là cảnh hành động ngoạn mục và vĩ đại nhất lịch sử.
“Toy story” (1995) là bộ phim dài đầu tiên sử dụng toàn bộ công nghệ CGI để sản xuất và khỏi nói cũng biết, đây chính là tác phẩm đã mở đường cho công nghệ CGI đến với khán giả toàn cầu cũng như đã phá vỡ những giới hạn trước đó dành cho phim hoạt hình.
“Toy story” (1995) là bộ phim dài đầu tiên sử dụng toàn bộ công nghệ CGI để sản xuất và khỏi nói cũng biết, đây chính là tác phẩm đã mở đường cho công nghệ CGI đến với khán giả toàn cầu cũng như đã phá vỡ những giới hạn trước đó dành cho phim hoạt hình.
Dựng từ thiên tiểu thuyết của David Mitchell, bộ phim “Cloud Atlas” (2012) đã tiêu tốn tới 102 triệu đô la kinh phí sản xuất và là một trong những bộ phim độc lập tốn kém nhất mọi thời đại. Quy tụ những ngôi sao sáng giá hàng đầu như Tom Hanks, Halle Berry và Hugo Weaving, “Cloud Atlas” mở đầu bằng cách khắc hoạ các tuyến câu chuyện tưởng chừng rời rạc, đơn lẻ nhưng bất ngờ, ở thời điểm cao trào nhất, mọi nhân vật, hành động đều được xâu chuỗi lại thành một chỉnh thể thống nhất đến ngỡ ngàng.
Dựng từ thiên tiểu thuyết của David Mitchell, bộ phim “Cloud Atlas” (2012) đã tiêu tốn tới 102 triệu đô la kinh phí sản xuất và là một trong những bộ phim độc lập tốn kém nhất mọi thời đại. Quy tụ những ngôi sao sáng giá hàng đầu như Tom Hanks, Halle Berry và Hugo Weaving, “Cloud Atlas” mở đầu bằng cách khắc hoạ các tuyến câu chuyện tưởng chừng rời rạc, đơn lẻ nhưng bất ngờ, ở thời điểm cao trào nhất, mọi nhân vật, hành động đều được xâu chuỗi lại thành một chỉnh thể thống nhất đến ngỡ ngàng.
Không gây ấn tượng bằng những cảnh hành động cháy nổ hay kĩ xảo vượt bậc, Memento của đạo diễn Christopher Nolan vẫn hiên ngang bước vào hàng ngũ siêu phẩm thông qua lối dựng phim biến ảo bất ngờ, mạch truyện đảo ngược trình tự thời gian cộng với cú ngửa bài xuất thần nhất trong lịch sử điện ảnh.
Không gây ấn tượng bằng những cảnh hành động cháy nổ hay kĩ xảo vượt bậc, "Memento" của đạo diễn Christopher Nolan vẫn hiên ngang bước vào hàng ngũ siêu phẩm thông qua lối dựng phim biến ảo bất ngờ, mạch truyện đảo ngược trình tự thời gian cộng với cú ngửa bài xuất thần nhất trong lịch sử điện ảnh.
“The Fountain” là bộ phim giàu tham vọng và phức tạp về hành trình truy tìm sự bất tử của con người. Xoay quanh nhiều câu chuyện, nhiều tuyến thời gian trải dài từ quá khứ đến tương lai, bộ phim ẩn chứa rất nhiều hình ảnh biểu tượng tâm linh tôn giáo, về cây sự sống, về ngọn nguồn vũ trụ. “The Fountain” không chỉ bẻ cong tâm trí người xem mà còn gợi mở rất nhiều chi tiết để mỗi khán giả tự tìm hiểu và khám phá ra ý nghĩa sâu sắc của bộ phim.
“The Fountain” là bộ phim giàu tham vọng và phức tạp về hành trình truy tìm sự bất tử của con người. Xoay quanh nhiều câu chuyện, nhiều tuyến thời gian trải dài từ quá khứ đến tương lai, bộ phim ẩn chứa rất nhiều hình ảnh biểu tượng tâm linh tôn giáo, về cây sự sống, về ngọn nguồn vũ trụ. “The Fountain” không chỉ bẻ cong tâm trí người xem mà còn gợi mở rất nhiều chi tiết để mỗi khán giả tự tìm hiểu và khám phá ra ý nghĩa sâu sắc của bộ phim.
Dựa trên thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, “The lord of the rings” thực sự là một khúc tráng ca bằng ngôn ngữ điện ảnh vừa đen tối vừa dữ dội với từng khoảnh khắc giao tranh nghẹt thở giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái thiện và cái ác. “The lord of the rings” không chỉ gặt hái được vô số giải thưởng mà còn chính thức mở ra một thế giới huyền ảo thần tiên mới cho điện ảnh với nhiều giống loài như người, người lùn, tiên, pháp sư, yêu tinh…
Dựa trên thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, “The lord of the rings” thực sự là một khúc tráng ca bằng ngôn ngữ điện ảnh vừa đen tối vừa dữ dội với từng khoảnh khắc giao tranh nghẹt thở giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái thiện và cái ác. “The lord of the rings” không chỉ gặt hái được vô số giải thưởng mà còn chính thức mở ra một thế giới huyền ảo thần tiên mới cho điện ảnh với nhiều giống loài như người, người lùn, tiên, pháp sư, yêu tinh…
“The Matrix” là tác phẩm khoa học viễn tưởng, hành động Mỹ được cho ra mắt vào năm 1999 và bộ phim đã ngay lập tức khởi xướng trào lưu sử dụng một hiệu ứng hình ảnh mang tên “bullet time”, cho phép người xem chứng kiến một hành động đang diễn ra ở tốc độ chậm trong khi máy quay dường như di chuyển xung quanh hiện trường với tốc độ bình thường. Đây có thể xem như một bước ngoặt cho thể loại hành động, khoa học viễn tưởng sau này. Đặc biệt, “The matrix” còn được trao tới 4 giải thưởng Oscar cho Biên tập phim xuất sắc, Biên tập âm thanh xuất sắc, Kỹ xảo xuất sắc và Âm thanh xuất sắc.
“The Matrix” là tác phẩm khoa học viễn tưởng, hành động Mỹ được cho ra mắt vào năm 1999 và bộ phim đã ngay lập tức khởi xướng trào lưu sử dụng một hiệu ứng hình ảnh mang tên “bullet time”, cho phép người xem chứng kiến một hành động đang diễn ra ở tốc độ chậm trong khi máy quay dường như di chuyển xung quanh hiện trường với tốc độ bình thường. Đây có thể xem như một bước ngoặt cho thể loại hành động, khoa học viễn tưởng sau này. Đặc biệt, “The matrix” còn được trao tới 4 giải thưởng Oscar cho Biên tập phim xuất sắc, Biên tập âm thanh xuất sắc, Kỹ xảo xuất sắc và Âm thanh xuất sắc.

Dung Nhi

Theo IN