Loạt phim hoạt hình kinh điển và lí do bị “cạch mặt” đầy khó tin

(Dân trí) - Vốn là những thước phim hài hước giúp khán giả cảm thấy thư giãn hơn nhưng ở nhiều quốc gia, các bộ phim hoạt hình lại bị cấm chiếu theo cách đầy bất ngờ.

“Winnie the Pooh”

“Winnie the Pooh” bắt đầu gặp rắc rối tại Trung Quốc khi trên mạng xuất hiện một hình ảnh so sánh chú gấu Pooh và Chủ tịch Tập Cận Bình. Hình ảnh chú gấu dễ thương “cuồng” mật ong hóa ra lại có những nét tương đồng với ngoại hình của nhà lãnh đạo Trung Quốc nên đành phải chịu cảnh bị “xóa sổ” khỏi màn ảnh nhỏ tại quốc gia tỉ dân.
“Winnie the Pooh” bắt đầu gặp rắc rối tại Trung Quốc khi trên mạng xuất hiện một hình ảnh so sánh chú gấu Pooh và Chủ tịch Tập Cận Bình. Hình ảnh chú gấu dễ thương “cuồng” mật ong hóa ra lại có những nét tương đồng với ngoại hình của nhà lãnh đạo Trung Quốc nên đành phải chịu cảnh bị “xóa sổ” khỏi màn ảnh nhỏ tại quốc gia tỉ dân.

“Pokemon”

Bộ phim “Pokemon” đã bị cấm chiếu tại Nhật Bản, Thụy Sĩ và Ả Rập với lí do có thể gây hại tới sức khỏe trẻ em. Trong một tập phim, đã có một vụ nổ kỳ lạ kèm theo những ánh sáng nhấp nháy màu xanh và đỏ với tần số 12 Hz và rất nhiều trẻ em xem phim đã bị ảnh hưởng. Thậm chí, một số trẻ nhỏ còn xuất hiện những triệu chứng như mất thị lực một phần, co giật và mất ý thức. Ước tính, hơn 600 trẻ em đã phải nhập viện. Tập phim sau đó đã bị cấm chiếu nhưng sự cố “Pokemon shock” này vẫn để lại một bài học cảnh tỉnh rất lớn.
Bộ phim “Pokemon” đã bị cấm chiếu tại Nhật Bản, Thụy Sĩ và Ả Rập với lí do có thể gây hại tới sức khỏe trẻ em. Trong một tập phim, đã có một vụ nổ kỳ lạ kèm theo những ánh sáng nhấp nháy màu xanh và đỏ với tần số 12 Hz và rất nhiều trẻ em xem phim đã bị ảnh hưởng. Thậm chí, một số trẻ nhỏ còn xuất hiện những triệu chứng như mất thị lực một phần, co giật và mất ý thức. Ước tính, hơn 600 trẻ em đã phải nhập viện. Tập phim sau đó đã bị cấm chiếu nhưng sự cố “Pokemon shock” này vẫn để lại một bài học cảnh tỉnh rất lớn.

“Tom and Jerry”

Bộ phim hoạt hình kinh điển này từng bị cấm chiếu trên toàn thế giới do có những cảnh quay hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực. Rất nhiều tập phim của “Tom and Jerry” đã bị cấm chiếu, bị cắt và nhân vật trong phim đã buộc phải thay đổi. Một vấn đề quan trọng nữa là bộ phim không hề trừng phạt kẻ đã phá rối. Trong khi Tom phải trả giá cho sự ngu dốt của mình thì Jerry vẫn cứ thoải mái gây chuyện mà không phải chịu bất cứ hậu quả nào.
Bộ phim hoạt hình kinh điển này từng bị cấm chiếu trên toàn thế giới do có những cảnh quay hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực. Rất nhiều tập phim của “Tom and Jerry” đã bị cấm chiếu, bị cắt và nhân vật trong phim đã buộc phải thay đổi. Một vấn đề quan trọng nữa là bộ phim không hề trừng phạt kẻ đã phá rối. Trong khi Tom phải trả giá cho sự ngu dốt của mình thì Jerry vẫn cứ thoải mái gây chuyện mà không phải chịu bất cứ hậu quả nào.

“The Simpsons”

“The Simpsons” ban đầu đã bị cấm chiếu tại Mỹ và Brazil, sau đó là trên toàn thế giới do nội dung có phần bôi nhọ những giá trị gia đình, cổ xúy các hành vi thiếu chuẩn mực và xúc phạm một số quốc gia.
“The Simpsons” ban đầu đã bị cấm chiếu tại Mỹ và Brazil, sau đó là trên toàn thế giới do nội dung có phần bôi nhọ những giá trị gia đình, cổ xúy các hành vi thiếu chuẩn mực và xúc phạm một số quốc gia.

“Beavis and Butt-Head”

Một tập phim của “Beavis and Butt-Head” đã bị cấm chiếu trên toàn thế giới khi khai thác việc đùa nghịch với lửa. Một khán giả nhí 5 tuổi tại Mỹ cũng đã thử bắt chước trên phim và đã thiêu rụi cả ngôi nhà cùng người chị gái của mình ở bên trong.
Một tập phim của “Beavis and Butt-Head” đã bị cấm chiếu trên toàn thế giới khi khai thác việc đùa nghịch với lửa. Một khán giả nhí 5 tuổi tại Mỹ cũng đã thử bắt chước trên phim và đã thiêu rụi cả ngôi nhà cùng người chị gái của mình ở bên trong.

“Looney tunes”

Trong một tập phim, nhân vật của “Looney tunes” đã muốn trộm cắp bia để say xỉn. Rõ ràng, đây là thông điệp hết sức sai lầm cho các khán giả trẻ và chẳng có gì ngạc nhiên khi tập phim này đã bị “xóa sổ” lúc lên sóng trên màn ảnh nhỏ.
Trong một tập phim, nhân vật của “Looney tunes” đã muốn trộm cắp bia để say xỉn. Rõ ràng, đây là thông điệp hết sức sai lầm cho các khán giả trẻ và chẳng có gì ngạc nhiên khi tập phim này đã bị “xóa sổ” lúc lên sóng trên màn ảnh nhỏ.

“The adventures of Lolo the penguin”

Bộ phim bị cấm tại Hoa Kỳ vì có cốt truyện và các nhân vật quá mâu thuẫn với cách suy nghĩ của khán giả. Ngoài ra, bộ phim này cũng đã phải chỉnh sửa rất nhiều để cho bớt buồn bã và nhẹ nhàng hơn.
Bộ phim bị cấm tại Hoa Kỳ vì có cốt truyện và các nhân vật quá mâu thuẫn với cách suy nghĩ của khán giả. Ngoài ra, bộ phim này cũng đã phải chỉnh sửa rất nhiều để cho bớt buồn bã và nhẹ nhàng hơn.

“Shrek 2”

Bộ phim “Shrek 2” cũng đã bị cấm chiếu ở toàn bộ các rạp phim tại Israel do nhạy cảm và xúc phạm nhân vật nổi tiếng.
Bộ phim “Shrek 2” cũng đã bị cấm chiếu ở toàn bộ các rạp phim tại Israel do nhạy cảm và xúc phạm nhân vật nổi tiếng.

Dung Nhi

Theo BR