Điều thú vị về con đường dẫn lên Bà Nà

(Dân trí) - Trước khi lên với Bà Nà, du khách hẳn sẽ tấm tắc với con đường mới, thẳng tắp, đẹp như mơ đưa xe lướt bon bon lên với công trình 2 kỷ lục thế giới. Con đường này cũng vừa kịp hoàn thành trước ngày cáp treo được khánh thành 25/03/2009, và ý nghĩa của nó, là ở chỗ: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tại Lễ khánh thành cáp treo Bà Nà ngày 25/3/2009, đồng chí Nguyễn Minh Triết, lúc bấy giờ là Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch nước đã nhấn mạnh: “Sự phát triển của Bà Nà chính là sự phát triển của thành phố Đà Nẵng với những đổi thay rất đáng khâm phục. Những con đường mới khang trang, những cây cầu mới hiện đại, tiêu biểu cho một sức sống mới mãnh liệt của người dân Đà Nẵng. Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao”.

Quả thật, cáp treo 2 kỷ lục thế giới được khánh thành, cho Đà Nẵng một diện mạo mới, một điểm nhấn mới trong du lịch, và quan trong hơn cả, là tạo đà mới cho mọi sự phát triển mạnh hơn sau này.
Điều thú vị về con đường dẫn lên Bà Nà



Trước khi lên với Bà Nà, du khách hẳn sẽ tấm tắc với con đường mới, thẳng tắp, đẹp như mơ đưa xe lướt bon bon lên với công trình 2 kỷ lục thế giới. Con đường này cũng vừa kịp hoàn thành trước ngày cáp treo được khánh thành 25/03/2009, và ý nghĩa của nó, là ở chỗ: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

UBND TP Đà Nẵng đã cam kết chắc nịch với nhà đầu tư - Công ty CP dịch vụ Cáp treo Bà Nà rằng: khi tuyến cáp treo Bà Nà đưa vào sử dụng, cũng sẽ hoàn tất thi công con đường huyết mạch - đường ĐT 602 dài hơn 14km từ QL1A lên Khu du lịch (KDL) Bà Nà - Suối Mơ.

Đền bù giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó khăn, nan giải nhất trong các dự án xây dựng. Không thể kể hết những câu chuyện về công tác đền bù giải tỏa cho nhân dân dọc theo hai bên đường của hai xã Hòa Sơn và Hòa Ninh. Ai cũng có lý do của họ, bởi rời khỏi ngôi nhà đã sống từ lâu, ruộng vườn đang cho thu nhập, cái quán nước là nguồn sống của cả nhà… tất cả những điều ấy thật khó khăn với tâm lý ít muốn thay đổi của người dân. Cho đến giờ, nhiều người vẫn nhắc mãi cuộc gặp gỡ của họ với ông Nguyễn Bá Thanh, nghe ông nói về công trình sẽ làm thay đổi thành phố, sẽ tạo công ăn việc làm cho con cái họ lâu dài, về phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, về trách nhiệm công dân với địa phương… Và sau đó, tự tay người dân đã tháo dỡ nhà mình, nhận đền bù, di dời tự nguyện và nhanh chóng, trả mặt bằng cho công trường đang cấp tập ngày đêm 3 ca cho kịp tiến độ.  
Điều thú vị về con đường dẫn lên Bà Nà

Với nhà thờ An Ngãi Đông (Hòa Sơn) và Sơn Phước (Hòa Ninh), thì nơi con đường bây giờ chạy trước mặt 2 nhà thờ, chính là một phần sân rộng lớn để làm lễ của nhà thờ. Tiếp chuyện ông Nguyễn Bá Thanh và đại diện thành phố, hiểu rõ chủ trương đúng đắn, táo bạo, hợp lòng dân, vì lợi ích chung, các vị linh mục và bà con giáo dân đều đồng tình và ủng hộ, tạo thuận lợi cho đơn vị thi công.
Điều thú vị về con đường dẫn lên Bà Nà
 
Cáp treo Bà Nà đạt 2 kỷ lục thế giới lúc bấy giờ, thu hút đông đảo du khách đến, để trầm trồ thán phục kỳ tích của người Việt, đưa kỷ lục thế giới về với Việt Nam, với Bà Nà. Và con đường lên Bà Nà, nơi ai cũng phải đi qua nếu muốn tới với “đường lên tiên cảnh”, cũng mang trên mình nó kỷ lục lặng thầm: chỉ có 59 ngày đêm để hoàn thành!    Đó là kỷ lục của tư duy đổi mới kinh tế - “đổi mới hay là chết”. Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, bằng việc làm của mình, với sự đồng thuận của nhân dân qua sự vận động thấu tình đạt lý của cả hệ thống chính trị đã thực sự làm theo di chúc Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đến ngày thắng lợi hoàn toàn nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn - to đẹp hơn”.

Minh Khang