Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần I:

Ấn tượng với màn thổi kèn Saranai xứ Chăm đầy điêu luyện

(Dân trí) - Sáng 7/6, phần thi của nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng) đã gây ấn tượng và làm bùng nổ sân khấu với điệu kèn Saranai từ dân tộc Chăm đầy mê hoặc, bỏng cháy.

Với tên gọi “Âm vang Ngũ Hành Sơn”, nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã công diễn trong gần 40 phút với 2 phần: Âm vang Ngũ Hành Sơn - Về với cội nguồn Giai điệu quê hương Khúc khải hoàn. Trên chất liệu nhạc buồn da diết xứ Quảng, nhiều tiết mục đã để lại ấn tượng sâu sắc như trích đoạn Lưu Kim Đính hạ sơn với giọng ngâm cải lương rất hay của NSƯT Phương Lan, hòa tấu Tổ khúc nhạc tuồng, độc tấu đàn bầu Cung đàn đất nước, Tam tấu Khúc Nam Bình xứ Quảng...

Đặc biệt nhất là đến tiết mục kế cuối mang tên Ấn tượng Chăm: độc tấu kèn Saranai - một nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Chămpa, được NSƯT Nguyễn Ninh biểu diễn cùng trống, chiêng Chăm, những nhịp điệu từ trầm bổng đến bay cao rồi dồn dập như những trận đánh giao tranh lúc xưa gợi nhớ về sử thi Chăm đã khiến cho cả hội trường sôi động, vỗ tay, huýt sáo cổ vũ. Khúc cao trào nhất là lúc nghệ sĩ vừa thổi kèn vừa giật từng đoạn kèn ra cho đến khi trên môi chỉ còn độc lại chiếc mào gà để thổi. Và rồi, nghệ sĩ lại vừa thổi vừa gắn từng khúc kèn Saranai vào thành một cây kèn nguyên vẹn nhưng giai điệu không vẫn không đổi thì khán giả vỗ tay ầm ầm khen ngợi.

NSƯT Nguyễn Ninh thổi kèn Saranai đầy đam mê
NSƯT Nguyễn Ninh thổi kèn Saranai đầy đam mê

Đây cũng là một bài nhạc được nghệ sĩ Đinh Phát sưu tầm và phục dựng lại từ các nghệ nhân Chăm, sau đó nhạc công nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tập và biểu diễn thuần thục đem lại nhiều cảm xúc qua những buổi diễn mấy năm trở lại đây.

Hiện, cuộc tranh tài của Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần I đang đi đến gần nửa chặng đường hứa hẹn và vẫn sẽ mang đến thêm nhiều bất ngờ cho người xem bởi sự trình diễn lão làng các nhạc cụ lạ lẫn quen thuộc của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân có tiếng trên toàn quốc.

NSƯT Phương Lan ngâm cải lương hay da diết với trích đoạn

NSƯT Phương Lan ngâm cải lương hay da diết với trích đoạn Lưu Kim Đính hạ sơn
 
Độc tấu đàn bầu

Độc tấu đàn bầu Cung đàn đất nước
 
Tam tấu đàn tranh, nhị, sáo

Tam tấu đàn tranh, nhị, sáo Khúc Nam Bình xứ Quảng với làn điệu đặc trưng xứ sở "chưa mưa đã thấm"
 
Dàn nhạc nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh với bài

Dàn nhạc nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh với bài Khúc khải hoàn
 
Ấn tượng Chăm - độc tấu kèn Saranai đầy điêu luyện của NSƯT Nguyễn Ninh cùng dàn nhạc Chăm

"Ấn tượng Chăm" - độc tấu kèn Saranai đầy điêu luyện của NSƯT Nguyễn Ninh cùng dàn nhạc Chăm
 
Nghệ sĩ nhảy múa để cảm nhận nhịp trống chiên

Nghệ sĩ nhảy múa để cảm nhận nhịp trống chiên
 
Rồi thổi kèn bằng một tay đầy chất nghệ thuật

Rồi thổi kèn bằng một tay đầy chất nghệ thuật
 
Bắt đầu tháo kèn ra từng khúc để thổi
\
Bắt đầu tháo kèn ra từng khúc để thổi. Âm thanh lúc này đã giảm lại nhưng vẫn còn phần cốt lõi nghe đến chói tai
 
Bắt đầu tháo kèn ra từng khúc để thổi

Tháo kèn cho đến lúc chỉ còn chiếc mào gà trên miệng. Điệu kèn lúc này có âm rất đơn giản nhưng lạ và không kém phần hay
 
Và nghệ sĩ bắt đầu nhịp tay, nhịp chân, đung đưa người với điệu kèn thô của mình

Và nghệ sĩ bắt đầu nhịp tay, nhịp chân, đung đưa người với điệu kèn "thô" của mình
 
Và lắp kèn vào

Và lắp kèn vào trong lúc vẫn thổi
 
Không ngừng xoay tay múa chân để tạo không khí cuồng nhiệt cho khán giả

Không ngừng xoay tay múa chân để tạo không khí cuồng nhiệt cho khán giả
 
Cây kèn Saranai đã trở nên biến hóa khôn lường trong tay người nghệ sĩ.
Cây kèn Saranai đã trở nên "biến hóa" khôn lường trong tay người nghệ sĩ.

Đại Dương