Ấn tượng mạnh với triển lãm tranh lụa

(Dân trí) - Phong cách vẽ tranh lụa của Lê Hoàng Bích Phượng ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố nghệ thuật tưởng chừng như đầy tính trái ngược nhau. Đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ của Nhật Bản, được gọi là ukiyo-e.

Sinh năm 1984, với tuổi đời có thể nói là còn rất trẻ, Lê Hoàng Bích Phượng được đánh giá là một trong những nghệ sĩ trẻ triển vọng nhất về tranh lụa tại Việt Nam, do cô đã được đào tạo  chuyên sâu tại Nhật Bản.

Phong cách vẽ tranh lụa của Lê Hoàng Bích Phượng ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố nghệ thuật tưởng chừng như đầy tính trái ngược nhau. Đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ của Nhật Bản, được gọi là ukiyo-e, thường có các nội dung như phong cảnh, những câu chuyện từ lịch sử, các nhà hát hay khu vui chơi giải trí, qua nét vẽ của Bích Phượng, dựa trên truyện tranh đại chúng cùng với sự kiểm soát của mình, những bức tranh của cô trở nên thanh thoát và siêu thực. Thứ nữa, đó là sự ám ảnh sâu sắc về những câu chuyện kể hoang đường bằng tiếng mẹ đẻ đã được truyền từ xa xưa có thể mang lại những bài học về đạo đức.

Ấn tượng mạnh với triển lãm tranh lụa

Chính từ hai sự ảnh hưởng lớn đó, những tác phẩm của Lê Hoàng Bích Phượng đôi khi ám chỉ đến những truyền thống văn hóa từ những câu chuyện thần tiên cùa Nhật Bản và Việt Nam. Cũng có khi là những câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc của Ê-dốp cùng những bài đồng dao trẻ con. Bởi vậy, cô thường tạo cho thế giới của mình những chiếc mặt nạ vô hình, coi đó là một hành động rất thường trong cuộc sống đương thời nơi mà vì lẽ sinh tồn hay bởi bất an tâm thần, những mặt nạ này hiện diện để mang đến một sự trấn an bảo vệ.

Lê Hoàng Bích Phượng chia sẻ: ở Việt Nam, quạ bị coi là loài vật mang đến điềm gở nên khi cô đang lạc đường vì cố gắng tìm kiếm một cửa hàng họa phẩm tại Sapporo (Nhật Bản), cô đã ngại ngần không dám bước chân vào cửa hiệu duy nhất trên phố mà bên ngoài vây kín bởi loài chim đen đúa và ồn ào này. Một người đàn ông Nhật Bản đã tiến đến giúp cô vào được bên trong với một bức vẽ tay theo kiểu trò chơi đoán chữ. Từ ngày hôm đó, quạ không còn là vận xui đối với Bích Phượng nữa. Những cuộc gặp gỡ cá nhân như vậy thường được mang vào những tác phẩm của người nghệ sỹ triển vọng này.  Tác phẩm củ cô gợi nhớ về tính cách xảo trá của con người, và đôi khi lại giống với những huyền thoại thế giới động vật một cách hoang đường.

Ấn tượng mạnh với triển lãm tranh lụa

Trong không gian nơi trưng bày các tác phẩm triển lãm tranh lụa của mình, Lê Hoàng Bích Phượng khéo léo sắp xếp những bức tranh trong những khung kính lớn, tạo khoảng cách giữa tấm kính ở phía trước và phía sau, làm người xem có thể quan sát rõ được hình ảnh của tranh xuyên qua lớp lụa trắng mỏng mảnh. Có chỗ, bức tranh của cô được đặt trong khung kính mà phía sau đó không có tường nâng đỡ. Những nơi như vậy, người xem có thể quan sát tranh ở cả mặt trước và mặt sau, trái và phải, cũng có thể nhìn ra khung cảnh bên ngoài và nhìn vào trong quan sát toàn bộ phòng triển lãm.

Chiếc mặt nạ mà Lê Hoàng Bích Phượng trưng bày tại triển lãm được treo giữa một tấm gương lớn vừa tầm mặt của người xem. Người tới xem triển lãm có thể đứng trước gương và tưởng tượng một cách chính xác gương mặt mình khi đeo chiếc mặt nạ đó vào sẽ ra sao. Đây cũng là dụng ý của Lê Hoàng Bích Phượng khi muốn đặt ra một câu hỏi “liệu một khi những chiếc mặt nạ đã được đeo vào, chúng có bao giờ thật sự rời ra được nữa hay không?”

Ấn tượng mạnh với triển lãm tranh lụa

Ngoài những tấm tranh và chiếc mặt nạ này là một loạt các điêu khắc gốm nhỏ mang hình hài những con người đã bị gắn chặt với mặt nạ của họ; một vài cái mất xương sườn, trong khi một cái khác thì có não chứa trong bể cá.

Triển lãm tranh lần đầu tiên của nghệ sĩ trẻ Lê Hoàng Bích Phượng gây ấn tượng mạnh với những người tới xem, cùng với đó là những suy nghĩ, liên tưởng và tự vấn bản thân mỗi người. Triển lãm sẽ kéo dài từ nay đến ngày 27/7 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bình Yên
Bình Yên
Bình Yên
Bình Yên

Bình Yên