Trái đất xưa và nay: Thay đổi thế nào trong suốt 100 năm qua?

(Dân trí) - Hình ảnh về sự thay đổi đáng kinh ngạc của trái đất trong vòng 100 năm qua được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA ghi lại từ ảnh chụp vệ tinh. Qua đó, người xem cảm nhận rất rõ hành tinh chúng ta biến đổi thế nào chỉ trong vòng 1 thế kỷ.

Trái đất thay đổi thế nào trong suốt 100 năm qua

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA cung cấp những hình ảnh chụp từ vệ sinh tại nhiều địa danh lớn trên trái đất. Khác nhau về thời điểm chụp tới hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm, nhiều địa danh có sự biến đổi đến kinh ngạc. Chùm ảnh về “Trái đất xưa và nay” giúp người xem thấy rõ sự thay đổi tại “ngôi nhà chung” của muôn loài do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Những khối băng khổng lồ trên sông băng Pedersen ở Alaska, Mỹ gần như hoàn toàn biến mất. Bên trái là hình ảnh chụp vào mùa hè năm 1917, còn bên phải là ảnh chụp mùa hè năm 2005.
Những khối băng khổng lồ trên sông băng Pedersen ở Alaska, Mỹ gần như hoàn toàn biến mất. Bên trái là hình ảnh chụp vào mùa hè năm 1917, còn bên phải là ảnh chụp mùa hè năm 2005.
Tương tự như thế là sông băng Carroll ở Alaska, Mỹ. Ảnh chụp vào tháng 8/1906 và tháng 9/2003.
Tương tự như thế là sông băng Carroll ở Alaska, Mỹ. Ảnh chụp vào tháng 8/1906 và tháng 9/2003.
Hồ Powell là hồ chứa nhân tạo lớn thứ 2 tại Mỹ. Hồ có chiều dài 300 km, là hồ chứa trên sông Colorado. Có thể thấy, hồ bị hẹp diện tích đi rất nhiều do hạn hán kéo dài. Ảnh chụp vào tháng 3/1999 và tháng 5/2014.
Hồ Powell là hồ chứa nhân tạo lớn thứ 2 tại Mỹ. Hồ có chiều dài 300 km, là hồ chứa trên sông Colorado. Có thể thấy, hồ bị hẹp diện tích đi rất nhiều do hạn hán kéo dài. Ảnh chụp vào tháng 3/1999 và tháng 5/2014.
Sông băng Bear, Alaska. Ảnh chụp tháng 7/1909 và tháng 8/2005.
Sông băng Bear, Alaska. Ảnh chụp tháng 7/1909 và tháng 8/2005.
Những cánh rừng ở Rondonia, Brazil. Ảnh chụp tháng 6/1975 và tháng 8/2009. Chỉ sau hơn 30 năm, cánh rừng rậm um tùm trước kia có sự thay đổi không nhỏ.
Những cánh rừng ở Rondonia, Brazil. Ảnh chụp tháng 6/1975 và tháng 8/2009. Chỉ sau hơn 30 năm, cánh rừng rậm um tùm trước kia có sự thay đổi không nhỏ.
Ngọn núi Matterhorn nằm trên dãy Alps, nằm giữa biên giới của Thụy Sỹ và Ý. Ảnh chụp tháng 8/1960 và tháng 8/2005.
Ngọn núi Matterhorn nằm trên dãy Alps, nằm giữa biên giới của Thụy Sỹ và Ý. Ảnh chụp tháng 8/1960 và tháng 8/2005.
Sự khác biệt lớn nhất phải kể tới các sông băng. Tiếp tục một sông băng khác với những khối băng biến đổi vì hiện tượng thay đổi khí hậu. Trong hình là sông băng Muir, Alaska với ảnh chụp tháng 8/1941 và tháng 8/2004.
Sự khác biệt lớn nhất phải kể tới các sông băng. Tiếp tục một sông băng khác với những khối băng biến đổi vì hiện tượng thay đổi khí hậu. Trong hình là sông băng Muir, Alaska với ảnh chụp tháng 8/1941 và tháng 8/2004.
Rừng Uruguay. Ảnh chụp tháng 3/1975 và tháng 2/2009. Chính quyền Uruguay đã phát triển quy hoạch và mở rộng diện tích rừng từ 45.000 ha lên 900.000 ha. Tuy nhiên, điều này tác động không nhỏ và dẫn tới sự mất mát của hệ động thực vật đa dạng.
Rừng Uruguay. Ảnh chụp tháng 3/1975 và tháng 2/2009. Chính quyền Uruguay đã phát triển quy hoạch và mở rộng diện tích rừng từ 45.000 ha lên 900.000 ha. Tuy nhiên, điều này tác động không nhỏ và dẫn tới sự mất mát của hệ động thực vật đa dạng.
Khối băng ở sông băng Qori Kalis, Peru vào tháng 7/2011 đã mỏng hơn rất nhiều so với thời điểm chụp tháng 7/1978.
Khối băng ở sông băng Qori Kalis, Peru vào tháng 7/2011 đã mỏng hơn rất nhiều so với thời điểm chụp tháng 7/1978.

Việt Hà

Video: TopTV