Tái hiện “Đám cưới lịch sử” hơn 400 năm trước của Công Nữ Ngọc Hoa

(Dân trí) - Chiều 18/8, tại TP Hội An đã diễn ra sự kiện tái hiện “Đám cưới hơn 400 năm trước” của Công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản, đám cưới làm nên mối lương duyên giữa TP Hội An và đất nước "Mặt trời mọc".

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam” và “Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản” lần 16/2018”. Đây cũng là một hoạt động văn hóa có sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu thành phố Nagasaki (Nhật Bản), được công chúng địa phương và du khách mong đợi.

Tái hiện “Đám cưới lịch sử” cách đây hơn 400 năm của Công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản
Tái hiện “Đám cưới lịch sử” cách đây hơn 400 năm của Công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản

Hình ảnh chiếc thuyền rước dâu được quay 3 vòng tròn thể hiện sự ngưỡng vọng của Công nữ Ngọc Hoa đối với quê cha, đất tổ trước khi ra đi. Nghi lễ rước tàu này cũng thường được người Nhật tái hiện ở lễ hội Okunchi được tổ chức hằng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9/10), với hai em bé đứng trước mũi thuyền đóng vai Sotaro và Ngọc Hoa (người Nhật gọi là công nương Wakaku).

Mối lương duyên này cũng đặt bước quan hệ đầu tiên cho Hội An và Nhật Bản
Mối lương duyên này cũng đặt bước quan hệ đầu tiên cho Hội An và Nhật Bản

Câu chuyện kể rằng, thương nhân Araki Sotaro vốn là võ sĩ Samurai. Năm 1588, ông đã tới Nagasaki và bắt đầu nghề buôn bán dần trở thành thủ lĩnh các doanh nhân xứ Phù Tang.

Hình ảnh chiếc thuyền rước dâu được quay 3 vòng tròn thể hiện sự ngưỡng vọng của Công nữ Ngọc Hoa đối với quê cha, đất tổ trước khi ra đi
Hình ảnh chiếc thuyền rước dâu được quay 3 vòng tròn thể hiện sự ngưỡng vọng của Công nữ Ngọc Hoa đối với quê cha, đất tổ trước khi ra đi

Đông đảo người dân và du khách đến “tiễn” Công Nữ Ngọc Hoa về nhà chồng
Đông đảo người dân và du khách đến “tiễn” Công Nữ Ngọc Hoa về nhà chồng

Từ đầu thế kỷ 17, Araki Sotaro sang làm ăn buôn bán tại Hội An và chiếm được cảm tình của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Sau đó, Chúa lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối (trung thành với Chúa) và từ đó ông có nhiều hơn mối quan hệ thân tình với triều đình nhà Nguyễn.

Theo truyền tụng, khi về sinh sống tại Nhật Bản, Công chúa đã dạy các điệu múa An Nam cho người Nhật, có công chẩn tế, xây chùa Phật, dạy nấu nướng bày biện cho người Nhật…
Theo truyền tụng, khi về sinh sống tại Nhật Bản, Công chúa đã dạy các điệu múa An Nam cho người Nhật, có công chẩn tế, xây chùa Phật, dạy nấu nướng bày biện cho người Nhật…

Tới năm 1619, Chúa Nguyễn đồng ý gả con gái của mình là Công chúa Ngọc Hoa cho Araki Sotaro, với mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài tốt đẹp với các thương nhân Nhật.

Đám rước đi khắp phố cổ Hội An để biểu tượng Công Nữ tưởng niệm quê cha đất tổ trước khi về nhà chồng
Đám rước đi khắp phố cổ Hội An để biểu tượng Công Nữ tưởng niệm quê cha đất tổ trước khi về nhà chồng

Năm 1620, công chúa theo chồng là Araki Sotaro về sinh sống tại Nagasaki (một trong những địa phương của Nhật đặt quan hệ với Việt Nam hơn 400 năm trước). Theo truyền tụng, khi về sinh sống tại Nhật Bản, Công chúa đã dạy các điệu múa An Nam cho người Nhật, có công chẩn tế, xây chùa Phật, dạy nấu nướng bày biện cho người Nhật…

Đám cưới Công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản

Tại Phố cổ Hội An, cũng có một con đường ghi dấu ấn của Công nữ Ngọc Hoa (được đặt tên vào đầu năm 2014), con đường chạy dọc sông từ cầu gỗ trước Chùa Cầu đến Quảng trường sông Hoài.

Đám cưới sẽ được tái hiện trong hai ngày 18-19/8, vào lúc 16h30-18h00 tại đường vòng cung Chùa Cầu.

N.Linh-C.Bính