Ngỡ ngàng trước cảnh chùa Dơi... "ế" khách

(Dân trí) - Chùa Dơi là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng. Từ lâu, ngôi chùa này là địa chỉ quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Thế nhưng, gần đây, chùa Dơi đã vắng bóng dơi, khuôn viên chùa có nhiều bất cập khiến du khách đến chùa cũng thưa thớt hơn.

Chùa Dơi (hay chùa Mahatup) nổi tiếng không chỉ vì có tuổi đời trên 400 năm, có kiến trúc độc đáo mà còn nổi tiếng bởi sự hiện diện của đàn dơi hàng trăm ngàn con. Du khách đến với chùa Dơi là để được ngắm đàn dơi đang treo mình lúc lỉu, kêu chí chóe trên các ngọn cây trong khuôn viên chùa. Thế nhưng, gần đây, chùa Dơi có vẻ đã “ế” khách.
Chùa Dơi (hay chùa Mahatup) nổi tiếng không chỉ vì có tuổi đời trên 400 năm, có kiến trúc độc đáo mà còn nổi tiếng bởi sự hiện diện của đàn dơi hàng trăm ngàn con. Du khách đến với chùa Dơi là để được ngắm đàn dơi đang treo mình lúc lỉu, kêu chí chóe trên các ngọn cây trong khuôn viên chùa. Thế nhưng, gần đây, chùa Dơi có vẻ đã “ế” khách.
Ngỡ ngàng trước cảnh chùa Dơi... "ế" khách - 2
Ngỡ ngàng trước cảnh chùa Dơi... "ế" khách - 3
Đến chùa Dơi, chúng tôi ghi nhận không khí rất vắng vẻ bởi số lượng du khách không đông như các năm trước. Dù trước cổng chùa đã có tấm biển không mua bán trước cổng nhưng người bán hàng vẫn bày hàng hóa ra bán ngay cổng chùa, chiếm cả lối đi vào chùa, trong đó có rất nhiều người bán các loại thực phẩm “mặn” như các loại cá khô, mắm…
Đến chùa Dơi, chúng tôi ghi nhận không khí rất vắng vẻ bởi số lượng du khách không đông như các năm trước. Dù trước cổng chùa đã có tấm biển không mua bán trước cổng nhưng người bán hàng vẫn bày hàng hóa ra bán ngay cổng chùa, chiếm cả lối đi vào chùa, trong đó có rất nhiều người bán các loại thực phẩm “mặn” như các loại cá khô, mắm…
Bảo vệ ngồi buồn hiu khi chùa Dơi ngày càng ế khách.
Bảo vệ ngồi buồn hiu khi chùa Dơi ngày càng "ế" khách.
Ngỡ ngàng trước cảnh chùa Dơi... "ế" khách - 6
Xung quanh chùa, nhiều đống rác được đổ gần lối đi khiến cho du khách ngại ngần bước chân (ảnh trên). Một cái ao to có hàng rào, đường bao quanh nhưng đường thì bị hư hỏng, ao đầy lục bình (bèo), nước thì đen ngòm, bốc mùi hôi thối, có rất nhiều rác thải nổi lềnh bềnh khiến cho du khách không muốn lại gần.
Xung quanh chùa, nhiều đống rác được đổ gần lối đi khiến cho du khách ngại ngần bước chân (ảnh trên). Một cái ao to có hàng rào, đường bao quanh nhưng đường thì bị hư hỏng, ao đầy lục bình (bèo), nước thì đen ngòm, bốc mùi hôi thối, có rất nhiều rác thải nổi lềnh bềnh khiến cho du khách không muốn lại gần.
Để phục vụ du khách đến tham quan, nhà chùa cũng tổ chức dàn nhạc ngũ âm của người Khmer biểu diễn cho khách thưởng thức. Nhưng dù ban nhạc này biểu diễn rất hay, rất ấn tượng nhưng mình biểu diễn cho mình thưởng thức chứ không có khách tới để nghe nhiều như trước đây. Thật buồn.
Để phục vụ du khách đến tham quan, nhà chùa cũng tổ chức dàn nhạc ngũ âm của người Khmer biểu diễn cho khách thưởng thức. Nhưng dù ban nhạc này biểu diễn rất hay, rất ấn tượng nhưng "mình biểu diễn cho mình thưởng thức" chứ không có khách tới để nghe nhiều như trước đây. Thật buồn.
Trước đây, hàng trăm ngàn con dơi bám trên các cây sao, dầu… trồng xung quanh và trong khuôn viên chùa. Nhiều năm trước, bước chân vào chùa là đã nghe tiếng dơi kêu chí chóe, đã ngửi thấy cái mùi đặc trưng của dơi. Theo một vị sư trong chùa cho biết: Dơi trước đây nhiều lắm, đậu kín trên các ngọn cây. Cứ chiều xuống là dơi bay đen cả một vùng trời để đi kiếm ăn. Có lúc chùa ước lượng đàn dơi có đến hàng trăm ngàn con.
Trước đây, hàng trăm ngàn con dơi bám trên các cây sao, dầu… trồng xung quanh và trong khuôn viên chùa. Nhiều năm trước, bước chân vào chùa là đã nghe tiếng dơi kêu chí chóe, đã ngửi thấy cái mùi đặc trưng của dơi. Theo một vị sư trong chùa cho biết: "Dơi trước đây nhiều lắm, đậu kín trên các ngọn cây. Cứ chiều xuống là dơi bay đen cả một vùng trời để đi kiếm ăn. Có lúc chùa ước lượng đàn dơi có đến hàng trăm ngàn con.
Thế nhưng, hiện nay, số dơi chỉ còn lại khoảng chưa tới hai ngàn con và đang có nguy cơ bị sút giảm. Cứ mỗi sáng thấy đàn dơi bay về là thiếu đi một số. Chỉ cần nhìn lên các ngọn cây là biết được dơi mất sau mỗi đêm đi kiếm ăn về. Nhìn đàn dơi hao hụt mà thấy buồn quá. Không biết mai này chùa có còn dơi nữa hay không. Nếu chùa không còn dơi thì chắc chắn du khách sẽ ít đến chùa hơn”, một vị sư cho biết.
"Thế nhưng, hiện nay, số dơi chỉ còn lại khoảng chưa tới hai ngàn con và đang có nguy cơ bị sút giảm. Cứ mỗi sáng thấy đàn dơi bay về là thiếu đi một số. Chỉ cần nhìn lên các ngọn cây là biết được dơi mất sau mỗi đêm đi kiếm ăn về. Nhìn đàn dơi hao hụt mà thấy buồn quá. Không biết mai này chùa có còn dơi nữa hay không. Nếu chùa không còn dơi thì chắc chắn du khách sẽ ít đến chùa hơn”, một vị sư cho biết.

Lý giải về sự hao hụt của đàn dơi, ông Lý Thương (một người dân Khmer ở địa phương) cho biết: Có nhiều nguyên nhân khiến đàn dơi bị hao hụt. Thứ nhất là do tình trạng săn bắt dơi để làm các món ăn đưa vào các quá nhậu, nhà hàng ở địa phương và các tỉnh lân cận. Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần ra quân dẹp các quán nhậu, nhà hàng bán thịt dơi, thu gom dơi về thả lại chùa, nhưng tình trạng săn bắt lén lút vẫn diễn ra.

Một nguyên nhân nữa là mấy năm gần đây, một doanh nghiệp ở địa phương được tỉnh cho khai thác dịch vụ trên khu đất đối diện cổng chùa. Trên khu đất này, chủ doanh nghiệp đầu tư xây dựng hoành tráng với nhiều hạng mục như nhà hàng, quán ăn... Việc xây dựng nhiều công trình cũng có tác động không nhỏ đến đời sống của loài dơi vốn thích yên tĩnh.

Tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Khléang,…và rất nhiều địa điểm du lịch khác đã được du khách trong và ngoài nước biết đến. Đây là một lợi thế của tỉnh trong phát triển “ngành công nghiệp không khói”.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Sóc Trăng vẫn chưa khai thác đuợc tiềm năng đó. Người dân rất mong tỉnh Sóc Trăng kịp thời chấn chỉnh, vực dậy thế mạnh du lịch của tỉnh bằng các hành động thiết thực, đừng để lâm vào cảnh buồn như ở chùa Dơi.

Bạch Dương