Vì sao không nên ăn quả hồng cùng khoai lang?

Đang là mùa hồng nên tôi rất hay mua hồng về ăn. Tuy nhiên, có hôm ăn hồng xong, tôi ăn luôn khoai lang và đã bị đau bụng, nôn mửa.

 

Vì sao không nên ăn quả hồng cùng khoai lang? - 1

 

Sự việc này được lặp lại một lần nữa với em trai tôi. Mong chuyên mục cho biết, có phải hai thực phẩm này kị nhau, không nên ăn cùng lúc hay không? Khoai lang có đốm đen có gọt đi ăn tiếp được không?

Khánh Đoan (Hà Nội)

Đúng là không nên ăn cùng lúc khoai lang với hồng vì khoai lang là thực vật có nhiều tinh bột. Sau khi ăn sẽ làm dạ dày sản sinh ra một vị toan lượng rất lớn, trong khi hồng lại có nhiều tanin và nhựa quả. Vị toan, tanin và nhựa quả gặp nhau sẽ phát sinh tác dụng ngưng tạp, hình thành những cục cứng khó tan được gọi là sỏi hồng dạ dày. Khi đã bị sỏi hồng dạ dày sẽ sinh ra đầy bụng, đau bụng, nôn ói. Viên sỏi hồng dạ dày lớn không bài tiết được ra ngoài sẽ kích thích dạ dày, tá tràng dẫn đến chảy máu, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Bạn không nên ăn những củ khoai có đốm đen vì chúng đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm. Bệnh khuẩn vằn đen tiết ra những độc tố, trong đó có độc tố sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang là chất kịch độc đối với gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai hay nướng khoai trong chậu than hồng rực.

Vì vậy, nếu ăn phải những củ khoai lang có đốm đen rất dễ bị trúng độc. Sau khi trúng độc 24 giờ thì sẽ phát bệnh. Biểu hiện ban đầu là: Khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thở dốc... Nghiêm trọng hơn thì có thể sốt ao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Chính vì độc tố trong khoai lang có đốm đen cực độc nên khi củ khoai bị bệnh khuẩn vằn đen, bạn không nên tiếc của gọt những đốm đen để sử dụng tiếp mà nên bỏ chúng đi.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Theo Gia đình & Xã hội