Tận mắt loại nấm được ví như “tiên dược” có giá 80 triệu đồng/kg ở Hà Nội

(Dân trí) - Hiện nay, trên thị trường, đông trùng hạ thảo trong tự nhiên rất khan hiếm và có mức giá đắt kỷ lục lên tới 2 - 3 tỷ VNĐ/ 1kg. Điều bất ngờ, ngay tại Việt Nam công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo cũng đã được ứng dụng trên thị trường.

Tận mắt loại nấm được ví như “tiên dược” có giá 80 triệu đồng/ kg ở Hà Nội

Đông trùng hạ thảo là loài nấm ký sinh trên côn trùng, vừa là thực vật vừa là động vật. Người Trung Quốc coi đây là “vua của các loài thuốc bổ”, rất khan hiếm nên được ví đắt như vàng. Loại dược liệu này phân bố ở khu vực núi cao khoảng 3.200m so với mực nước biển. Hiện nay, trên thị trường, đông trùng hạ thảo trong tự nhiên rất khan hiếm và có mức giá đắt kỷ lục lên tới 2 – 3 tỷ VNĐ/ 1kg. Đây cũng được coi là loại thuốc chỉ dành riêng cho giới quý tộc giàu có.
Đông trùng hạ thảo là loài nấm ký sinh trên côn trùng, vừa là thực vật vừa là động vật. Người Trung Quốc coi đây là “vua của các loài thuốc bổ”, rất khan hiếm nên được ví đắt như vàng. Loại dược liệu này phân bố ở khu vực núi cao khoảng 3.200m so với mực nước biển. Hiện nay, trên thị trường, đông trùng hạ thảo trong tự nhiên rất khan hiếm và có mức giá đắt kỷ lục lên tới 2 – 3 tỷ VNĐ/ 1kg. Đây cũng được coi là loại thuốc chỉ dành riêng cho giới quý tộc giàu có.
Cũng vì độ quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất mà nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu mô hình nuôi cấy loại dược liệu này ở môi trường nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… là thành công. Điều bất ngờ, ngay tại Việt Nam công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo cũng đã được ứng dụng trên thị trường. Trong đó, Tiến sỹ Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNN) được xem là “cha đẻ” của mô hình nuôi cấy này.
Cũng vì độ quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất mà nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu mô hình nuôi cấy loại dược liệu này ở môi trường nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… là thành công. Điều bất ngờ, ngay tại Việt Nam công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo cũng đã được ứng dụng trên thị trường. Trong đó, Tiến sỹ Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNN) được xem là “cha đẻ” của mô hình nuôi cấy này.
Tiến sỹ Nhạ kể, năm 2011 trong một chuyến công tác tại Mỹ, ông may mắn khi được đến thăm Trung tâm phòng chống ung thư ở Mỹ. Tại đây, lần đầu tiên vị tiến sỹ nông nghiệp ở Việt Nam được tận mắt chứng kiến các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu sử dụng dược liệu của nấm đông trùng hạ thảo trong việc điều trị ung thư. Vốn là chuyên gia nghiên cứu các loại nấm gây bệnh và các loại khuẩn… trong việc bảo vệ thực vật, Tiến sỹ Nhạ lập tức bị thu hút.
Tiến sỹ Nhạ kể, năm 2011 trong một chuyến công tác tại Mỹ, ông may mắn khi được đến thăm Trung tâm phòng chống ung thư ở Mỹ. Tại đây, lần đầu tiên vị tiến sỹ nông nghiệp ở Việt Nam được tận mắt chứng kiến các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu sử dụng dược liệu của nấm đông trùng hạ thảo trong việc điều trị ung thư. Vốn là chuyên gia nghiên cứu các loại nấm gây bệnh và các loại khuẩn… trong việc bảo vệ thực vật, Tiến sỹ Nhạ lập tức bị thu hút.
Khi trở về nước, ông quyết định bỏ tiền túi, mua giống loại dược liệu này với giá 1.000 USD để mày mò, nghiên cứu. Trong 3 năm sau đó, Tiến sỹ Nhạ gần như giam mình trong phòng thí nghiệm. Để tìm ra một chu trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo đạt chuẩn, ông đã tự mình thực hiện hàng nghìn thí nghiệm. Mỗi lần thất bại, vị tiến sỹ này lại cẩn thận ghi chép, đọc tài liệu rồi tự mình rút kinh nghiệm, điều chỉnh lại những thông số. Cứ như thế đến tháng 2/2013, ông đã có đươc quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thành công đầu tiên.
Khi trở về nước, ông quyết định bỏ tiền túi, mua giống loại dược liệu này với giá 1.000 USD để mày mò, nghiên cứu. Trong 3 năm sau đó, Tiến sỹ Nhạ gần như giam mình trong phòng thí nghiệm. Để tìm ra một chu trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo đạt chuẩn, ông đã tự mình thực hiện hàng nghìn thí nghiệm. Mỗi lần thất bại, vị tiến sỹ này lại cẩn thận ghi chép, đọc tài liệu rồi tự mình rút kinh nghiệm, điều chỉnh lại những thông số. Cứ như thế đến tháng 2/2013, ông đã có đươc quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thành công đầu tiên.
Tiến sỹ Nhạ kể: “Chu trình từ lúc cấy bào tử nấm vào côn trùng đến lúc nấm phát triển và thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng. Trong đó, mỗi giai đoạn lại cần một điều kiện chiếu sáng, hàm lượng nước, dưỡng chất, độ ẩm khác nhau… Để tìm ra các thông số chuẩn, mỗi thời điểm tôi phải thực hiện hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần thí nghiệm mới thành công. Có những lần nấm phát triển rất tốt nhưng hàm lượng dược chất bên trong còn thấp, chưa đạt chuẩn tôi lại phải bỏ đi làm lại từ đầu, rất vất vả”.
Tiến sỹ Nhạ kể: “Chu trình từ lúc cấy bào tử nấm vào côn trùng đến lúc nấm phát triển và thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng. Trong đó, mỗi giai đoạn lại cần một điều kiện chiếu sáng, hàm lượng nước, dưỡng chất, độ ẩm khác nhau… Để tìm ra các thông số chuẩn, mỗi thời điểm tôi phải thực hiện hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần thí nghiệm mới thành công. Có những lần nấm phát triển rất tốt nhưng hàm lượng dược chất bên trong còn thấp, chưa đạt chuẩn tôi lại phải bỏ đi làm lại từ đầu, rất vất vả”.
Theo tiến sỹ Nhạ, trong tự nhiên đông trùng hạ thảo mọc ở khu vực Nagqu, Tây Tạng được xem là có chất lượng tốt nhất. Khu vực này cao khoảng 4.000m so với mực nước biển và có nhiệt độ trung bình trong năm là 0-3 độ C, đây là nơi có điều kiện môi trường lý tưởng thích hợp cho loại dược liệu này phát triển. Chính vì thế,khi nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… sao cho giống với môi trường mà loại dược liệu này phát triển trong tự nhiên.
Theo tiến sỹ Nhạ, trong tự nhiên đông trùng hạ thảo mọc ở khu vực Nagqu, Tây Tạng được xem là có chất lượng tốt nhất. Khu vực này cao khoảng 4.000m so với mực nước biển và có nhiệt độ trung bình trong năm là 0-3 độ C, đây là nơi có điều kiện môi trường lý tưởng thích hợp cho loại dược liệu này phát triển. Chính vì thế,khi nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… sao cho giống với môi trường mà loại dược liệu này phát triển trong tự nhiên.
Tận mắt loại nấm được ví như “tiên dược” có giá 80 triệu đồng/kg ở Hà Nội - 7
Nhiệt độ phòng luôn duy trì ở mức gần 20 độ C, trong đó độ ẩm vào khoảng 80%.
Nhiệt độ phòng luôn duy trì ở mức gần 20 độ C, trong đó độ ẩm vào khoảng 80%.
Theo đó, sau khi nghiên cứu, tiến sỹ Nhạ tạo ra đông trùng hạ thảo bằng hai cách. Cách thứ nhất, ông tiến hành lây nhiễm bào tử nấm trực tiếp vào bên trong nhộng tằm sống. Cách thứ hai là nuôi cấy ở dạng sinh khối công nghiệp, cách này đơn giản hơn và có thể sản xuất đại trà. Trong đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng gạo nứt và nhộng tằm tươi nghiền nhỏ để tạo môi trường và dưỡng chất cho nấm phát triển.
Theo đó, sau khi nghiên cứu, tiến sỹ Nhạ tạo ra đông trùng hạ thảo bằng hai cách. Cách thứ nhất, ông tiến hành lây nhiễm bào tử nấm trực tiếp vào bên trong nhộng tằm sống. Cách thứ hai là nuôi cấy ở dạng sinh khối công nghiệp, cách này đơn giản hơn và có thể sản xuất đại trà. Trong đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng gạo nứt và nhộng tằm tươi nghiền nhỏ để tạo môi trường và dưỡng chất cho nấm phát triển.

Nhộng tằm tươi sau khi được chọn lựa kỹ càng sẽ được tiến hành lây nhiễm bào tử đông trùng hạ thảo vào bên trong. Sau từ 3 - 5 ngày khi các sợi nấm phát triển, nhộng tằm sẽ chết, chúng tiếp tục được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm cho đến ngày thu hoạch.

Nhộng tằm tươi sau khi được chọn lựa kỹ càng sẽ được tiến hành lây nhiễm bào tử đông trùng hạ thảo vào bên trong. Sau từ 3 - 5 ngày khi các sợi nấm phát triển, nhộng tằm sẽ chết, chúng tiếp tục được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm cho đến ngày thu hoạch.

Cách nuôi cấy nấm trực tiếp trên nhộng tằm sống khá phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Chính vì thế, giá thành cũng khá đắt đỏ. Hiện nay 1kg đông trùng hạ thảo được nuôi theo cách này có giá từ 80 - 120 triệu đồng/kg.
Cách nuôi cấy nấm trực tiếp trên nhộng tằm sống khá phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Chính vì thế, giá thành cũng khá đắt đỏ. Hiện nay 1kg đông trùng hạ thảo được nuôi theo cách này có giá từ 80 - 120 triệu đồng/kg.
Trong khi đó, việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo ở dạng sinh khối công nghiệp có giá rẻ hơn chỉ dao động từ 7 - 10 triệu đồng/kg.
Trong khi đó, việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo ở dạng sinh khối công nghiệp có giá rẻ hơn chỉ dao động từ 7 - 10 triệu đồng/kg.
Theo tiến sỹ Nhạ, khó khăn lớn nhất trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo chính là việc bảo tồn được giống. “Vì đây là loại vi sinh vật nên nó rất nhanh biến đổi theo thời gian, nếu cấy truyền nhiều lần trong môi trường nhân tạo thì tính ổn định trong chất lượng đông trùng hạ thảo sẽ bị giảm xuống nhiều lần. Trong quá trình nuôi cấy, chúng tôi vẫn phải liên tục tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu để nâng cao dược chất bên trong”, Tiến sỹ Nhạ nói.
Theo tiến sỹ Nhạ, khó khăn lớn nhất trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo chính là việc bảo tồn được giống. “Vì đây là loại vi sinh vật nên nó rất nhanh biến đổi theo thời gian, nếu cấy truyền nhiều lần trong môi trường nhân tạo thì tính ổn định trong chất lượng đông trùng hạ thảo sẽ bị giảm xuống nhiều lần. Trong quá trình nuôi cấy, chúng tôi vẫn phải liên tục tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu để nâng cao dược chất bên trong”, Tiến sỹ Nhạ nói.
Những hộp nấm nhỏ nhưng có giá trị kinh tế cao
Những hộp nấm nhỏ nhưng có giá trị kinh tế cao
Trung bình mỗi năm, Viện bảo vệ thực vật đưa ra thị trường khoảng 1 tạ đông trùng hạ thảo, đạt doanh thu lên tới hàng tỷ đồng.
Trung bình mỗi năm, Viện bảo vệ thực vật đưa ra thị trường khoảng 1 tạ đông trùng hạ thảo, đạt doanh thu lên tới hàng tỷ đồng.

Hà Trang - Toàn Vũ