So sánh: Máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang

Kể từ khi ra đời vào năm 1979, máy giặt đã làm thay đổi hoàn toàn việc giặt giũ và gỡ bõ gánh nặng cho người phụ nữ. Tuy nhiên, giữa máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang, đâu mới thực sự là “người chiến thắng” hoàn hảo để giúp bạn chăm sóc gia đình?

1. Khả năng chăm sóc và bảo vệ quần áo

Không thể không thừa nhận máy giặt đã giúp thay đổi diện mạo của việc giặt giũ trong gia đình. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp đó là quần áo sau một thời gian giặt sẽ gặp hiện tượng sờn, mất phom dáng, xù lông.

Tuy vậy, với kiểm nghiệm của Vnreview, kết quả cho thấy:

Với chất liệu lụa, sau từ 20-30 lần giặt, sợi lụa đã bị bung khỏi cấu trúc ban đầu với máy giặt lồng đứng, trong khi đó sợi vải chỉ bị xô lệch đôi chút khi “đồng hành” cùng người anh em lồng ngang.
Với chất liệu lụa, sau từ 20-30 lần giặt, sợi lụa đã bị bung khỏi cấu trúc ban đầu với máy giặt lồng đứng, trong khi đó sợi vải chỉ bị xô lệch đôi chút khi “đồng hành” cùng người anh em lồng ngang.
Tiếp tục kiểm tra với chất liệu len, chỉ sau 20 lần giặt trở lên, bề mặt quần áo giặt với máy lồng đứng đã bị xù lông mạnh, trong khi đó khi giặt với máy giặt lồng ngang, hiện tượng xù lông chỉ ở mức nhẹ, khó nhận biết.
Tiếp tục kiểm tra với chất liệu len, chỉ sau 20 lần giặt trở lên, bề mặt quần áo giặt với máy lồng đứng đã bị xù lông mạnh, trong khi đó khi giặt với máy giặt lồng ngang, hiện tượng xù lông chỉ ở mức nhẹ, khó nhận biết.

Kết quả: máy giặt lồng ngang thắng.

2. Khả năng chống nhăn và xoăn rối sau khi giặt

Một điểm khiến các bà nội trợ đau đầu là quần áo sau khi giặt thường có những vết nhăn, nhàu nhĩ vô cùng khó chịu. Đó là chưa kể quần áo ra khỏi máy giặt bị cuộn thành từng mảng lớn. Dù vậy, kiểm nghiệm thực hiện với máy giặt lồng ngang và lồng đứng đã cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên.

Quần áo sau khi lấy ra khỏi lồng giặt bị xoắn rối vô cùng khó chịu ở máy giặt lồng đứng. Trong khi đó, máy giặt lồng ngang lại cho quần áo rời rạc, không bị xoắn, bện vô cùng dễ chịu.
Quần áo sau khi lấy ra khỏi lồng giặt bị xoắn rối vô cùng khó chịu ở máy giặt lồng đứng. Trong khi đó, máy giặt lồng ngang lại cho quần áo rời rạc, không bị xoắn, bện vô cùng dễ chịu.

Kết quả: máy giặt lồng ngang thắng.

3. Khả năng tiết kiệm điện và nước

Nếu bạn còn băn khoăn về khả năng tiết kiệm của hai loại máy giặt thì kiểm nghiệm sau sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng. Trong 1 chu trình giặt với khối lượng giặt như nhau và chế độ giặt chăm sóc quần áo chuyên biệt của từng máy, chi phí tiền điện cho máy giặt lồng ngang và lồng đứng lần lượt là 377đ và 260đ. Tuy nhiên, nếu lấy giá tham khảo 16,000 đồng cho một khối nước thì máy giặt lồng đứng tốn 1.760 đồng đồng/lần giặt trong khi máy giặt lồng ngang tiêu tốn chỉ 760 đồng/lần giặt.

Kiểm nghiệm cho thấy máy giặt lồng ngang tiết kiệm hơn 56% chi phí năng lượng so với máy giặt lồng đứng.
Kiểm nghiệm cho thấy máy giặt lồng ngang tiết kiệm hơn 56% chi phí năng lượng so với máy giặt lồng đứng.

Kết quả: Máy giặt lồng ngang thắng.

4. Khả năng vắt khô sau khi giặt

Máy giặt lồng ngang có tốc độ quay rất nhanh, có thể lên đến 1.000 vòng/phút (trong khi máy lồng đứng là khoảng 600 vòng/phút), khiến quần áo được vắt khô hơn, không phải phơi sấy lâu. Hãy xem kết quả vắt khô của 2 loại máy đối với một khối lượng quần áo giặt như nhau:


Cùng một khối lượng trước khi giặt, máy giặt lồng ngang cho kết quả vô cùng ấn tượng với chỉ 3.028kg sau khi giặt trong khi kết quả của máy giặt lồng đứng là 3.826kg.

Cùng một khối lượng trước khi giặt, máy giặt lồng ngang cho kết quả vô cùng ấn tượng với chỉ 3.028kg sau khi giặt trong khi kết quả của máy giặt lồng đứng là 3.826kg.

Kết quả: Máy giặt lồng ngang thắng.

So sánh: Máy giặt lồng đứng - máy giặt lồng ngang

Bạn đã có cho mình câu trả lời thỏa đáng về chiếc máy giặt vượt trội và phù hợp cho gia đình chưa?