Những bốt điện thoại thẻ công cộng ở Hà Nội, giờ ra sao?

(Dân trí) - Giai đoạn cuối năm 90 và đầu những năm 2000 là thời kỳ phát triển “vàng son” của loại hình dịch vụ thẻ công cộng. Tuy nhiên, đến năm 2005, sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động và internet, loại hình dịch vụ này đã nhanh chóng bị “khai tử”…

Điện thoại thẻ công cộng (cardphone) xuất hiện vào năm 1997 và nhanh chóng có mặt ở các thành phố lớn. Với tính tiện dụng, cardphone nhanh chóng thu hút đông người dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên và giới văn phòng….
Điện thoại thẻ công cộng (cardphone) xuất hiện vào năm 1997 và nhanh chóng có mặt ở các thành phố lớn. Với tính tiện dụng, cardphone nhanh chóng thu hút đông người dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên và giới văn phòng….
Tính đến năm 2002, trên cả nước có hơn 11.000 trạm bốt điện thoại công cộng được lắp đặt và, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Tính đến năm 2002, trên cả nước có hơn 11.000 trạm bốt điện thoại công cộng được lắp đặt và, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên đến khoảng những năm 2005, sự phát triển nhanh chóng của những loại hình dịch vụ điện thoại cố định, di động, internet… đã khiến người tiêu dùng không còn mặn mà, thậm chí quay lưng với điện thoại thẻ. Doanh thu của loại hình dịch vụ này liên tục sụt giảm.
Tuy nhiên đến khoảng những năm 2005, sự phát triển nhanh chóng của những loại hình dịch vụ điện thoại cố định, di động, internet… đã khiến người tiêu dùng không còn mặn mà, thậm chí quay lưng với điện thoại thẻ. Doanh thu của loại hình dịch vụ này liên tục sụt giảm.
Các bốt điện thoại cũng bị thu hẹp dần. Đến tháng 12/2012, dịch vụ điện thoại này chính thức bị khai tử trên toàn quốc.
Các bốt điện thoại cũng bị thu hẹp dần. Đến tháng 12/2012, dịch vụ điện thoại này chính thức bị khai tử trên toàn quốc.
Có thể nói trong khoảng 15 năm hoạt động, điện thoại thẻ công cộng đã hoàn thành tốt sứ mạng của mình.
Có thể nói trong khoảng 15 năm hoạt động, điện thoại thẻ công cộng đã hoàn thành tốt sứ mạng của mình.
Hiện nay, ở Hà Nội gần như tất cả các bốt điện thoại công cộng đã bị tháo dỡ chỉ còn khoảng 5 bốt nằm trong một khu ký túc xá sinh viên. Tuy nhiên, tất cả đã ngừng hoạt động.
Hiện nay, ở Hà Nội gần như tất cả các bốt điện thoại công cộng đã bị tháo dỡ chỉ còn khoảng 5 bốt nằm trong một khu ký túc xá sinh viên. Tuy nhiên, tất cả đã ngừng hoạt động.
Qua thời gian, các bốt điện thoại này đã trở nên hoen gỉ, bụi phủ kín các bàn phím, ống nghe…
Qua thời gian, các bốt điện thoại này đã trở nên hoen gỉ, bụi phủ kín các bàn phím, ống nghe…
Những bốt điện thoại thẻ công cộng ở Hà Nội, giờ ra sao? - 8
Chân điện thoại cũng bị hư hỏng.
Chân điện thoại cũng bị hư hỏng.
Các vách ngăn, phím bấm... đều hoen gỉ qua thời gian
Các vách ngăn, phím bấm... đều hoen gỉ qua thời gian
Nơi đưa thẻ vào cũng bám đầy bụi bẩn
Nơi đưa thẻ vào cũng bám đầy bụi bẩn
Không còn hoạt động, các bốt điện thoại giờ trở thành nơi dán tờ rơi quảng cáo...
Không còn hoạt động, các bốt điện thoại giờ trở thành nơi dán tờ rơi quảng cáo...
Trước khi bị “khai tử”, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ đã từng đề xuất nhiều giải pháp như tu bổ, sửa chữa lại những bốt điện thoại tại các bến tàu, nhà ga, điểm du lịch… chuyển đổi mục đích thành các trạm thông tin du lịch hay nơi gọi miễn phí 113, 114. Tuy nhiên, đề xuất này cũng không đạt hiệu quả khi triển khai vào thực tế.
Trước khi bị “khai tử”, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ đã từng đề xuất nhiều giải pháp như tu bổ, sửa chữa lại những bốt điện thoại tại các bến tàu, nhà ga, điểm du lịch… chuyển đổi mục đích thành các trạm thông tin du lịch hay nơi gọi miễn phí 113, 114. Tuy nhiên, đề xuất này cũng không đạt hiệu quả khi triển khai vào thực tế.
Những bốt điện thoại từng phổ biến, quen thuộc với người dân nay trở thành ký ức…
Những bốt điện thoại từng phổ biến, quen thuộc với người dân nay trở thành ký ức…

Hà Trang