Nhật ký sợi gạo của tôi

Thảo Nguyên – một du học sinh trẻ ở Úc đã có những chia sẻ về trải nghiệm ẩm thực đầu tiên với món ăn sợi gạo cùng nỗi nhớ nhà nơi đất khách quê người.

Những ai đã một lần xa quê như tôi hẳn sẽ hiểu được ý nghĩa quan trọng của những món ăn Việt Nam. Ở phương trời xa xôi này, người ta buộc phải làm quen với nhiều món ăn khác nhau. Ban đầu, tôi rất thích thú với việc này và có cảm giác đang sống như “Tây”. Thế nhưng chỉ sau vài tháng, tôi bắt đầu chán ngán món ăn Tây và nhớ nhung hương vị quê nhà, đặc biệt là các món có nguồn gốc từ sợi gạo mẹ vẫn hay nấu. Ở một nơi xa lạ, với nền văn hóa và ẩm thực khác biệt thì những món như phở, bún và hủ tiếu lại mang một hương vị rất quen thuộc và thân thương của quê hương, xứ sở và của gia đình.

Món ăn đầu tiên của “nghề” đứng bếp

Sau nhiều lần dùng thử các món sợi gạo ở các nhà hàng Việt khác nhau, tôi quyết định tự tay vào bếp để tìm về những cảm giác và mùi vị gia đình thân thuộc. Tôi rất thích ăn phở, do vậy, món ăn đầu tiên thử thách tay nghề bếp núc của tôi là phở. Ăn phở là chuyện đơn giản nhưng nấu phở lại là cả một quá trình gian nan từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến nêm nếm các gia vị khác nhau.

May mắn là tôi được mẹ gửi sang cho các công thức những món ăn sở trường của mẹ, bao gồm cả phở, để tập tành nấu nướng. Và hành trình nấu phở của tôi bắt đầu với sợi phở và nước dùng. Hôm trộn bột để đổ bánh phở trên chiếc chảo chống dính, mấy mẻ đầu tiên phải bỏ đi vì tôi chưa biết canh độ chín của bánh phở. Chật vật mãi tôi mới có mẻ bánh phở đầu tiên gọi là tạm được. Rồi đến việc nấu nước dùng, tôi đã mất đến hơn bốn đến năm tiếng chỉ để…ninh xương bò và cân đong, nêm nếm các loại gia vị. Mùi hoa hồi, gừng, quế, sá sùng, thảo quả nhè nhẹ trong hương nước phở gợi cho tôi nhớ đến hương vị bát phở ngày xưa mẹ nấu.

Cô bạn nước ngoài ở cùng nhà với tôi nghe nói được thưởng thức bát phở đầu tiên do tôi nấu thì háo hức vô cùng. Nhưng khi thấy độ “nhiêu khê” khi chế biến món ăn này thì thở dài ngao ngán “Nể ẩm thực Việt Nam quá, ăn một món có 10 phút nhưng nấu gần… cả ngày”.

Nhật ký sợi gạo của tôi - 1

Hành trình đến với sợi gạo…ăn liền

Trải nghiệm đầu tiên của tôi với món ăn sợi gạo nơi đất khách quả thật không dễ dàng. Để nấu được tô phở ngon, quả thực đòi hỏi rất nhiều thời gian. Điều đó là quá xa xỉ đối với du học sinh như tôi khi cuộc sống luôn tất bật với việc học hành và cả công việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Thêm vào đó, chi phí nguyên vật liệu để nấu món phở ở nơi cách xa Việt Nam hơn nghìn ki-lo-met này cũng không rẻ. Nhưng nỗi nhớ nhung và thèm thuồng bát phở quê hương với những đứa sinh viên xa nhà như tôi thì chưa bao giờ giảm.

Vậy là từ quê nhà, mẹ gửi sang cho tôi hẳn một thùng phở ăn liền Đệ Nhất của Acecook Việt Nam để tôi có thể tiện nấu nướng những lúc thèm phở. Và tôi đã có thêm một trải nghiệm thú vị thứ hai với món phở…ăn liền. Cứ thử tưởng tượng một ngày bạn ở trong trạng thái “tối mắt tối mũi” hoặc những hôm mệt lả người vì công việc bộn bề, gói phở ăn liền quả thật là một vị cứu tinh. Chỉ cần cho vắt phở, các gói gia vị vào tô, thêm quả trứng, rắc ít hành, rau thơm & vài lát ớt tươi rồi chế nước sôi chờ trong 3 phút là đã có tô phở nóng hổi và thơm lừng trước mặt. Những ngày mùa đông, húp ít nước dùng nóng, gắp sợi phở lùa vào miệng, một chút cay của ớt, chút hương của rau đã đủ làm tôi ấm lòng và xua tan mệt mỏi.

Hôm nào muốn đổi gió cho các bữa ăn, tôi có thể biến tấu rất nhiều món khác nhau với sợi phở ăn liền như phở khô, phở xào hay phở trộn. Cô bạn tôi là người được hưởng lợi nhiều nhất. Cô bảo rằng cứ như tuần nào cũng được đi thăm thú Việt Nam vậy. Còn đối với tôi, những sợi phở này lại như những sợi dây gắn kết tâm hồn tôi về lại với bữa cơm vui vẻ của gia đình, với tiếng cười giòn tan của cậu em trai và những câu chuyện phiếm thường ngày của cha mẹ. Và điều đó cho tôi cảm giác dù ở xa nhưng gia đình vẫn như đang kề bên và hàng ngày tiếp sức cho tôi mở rộng chân trời mới.

Nhật ký sợi gạo của tôi - 2

Cùng một tình yêu sợi gạo quê hương, Acecook Việt Nam đồng hành cùng hành trình “Tôi yêu sợi gạo Việt Nam” lan tỏa những giá trị tình thân và giá trị kết nối trong từng sản phẩm sợi gạo ăn liền.