Người đàn ông 40 năm sửa xích lô ở Sài Gòn

(Dân trí) - Gần 40 năm qua, ông Hồ Tấn Phát (62 tuổi) gắn bó với nghề sửa xích lô, phương tiện đang ngày càng vắng bóng ở Sài Gòn.

Người đàn ông 40 năm sửa xích lô ở Sài Gòn

Gần 40 năm qua, ông Hồ Tấn Phát (62 tuổi) gắn bó với nghề sửa xích lô, phương tiện đang ngày càng vắng bóng ở Sài Gòn. Tiệm sửa xích lô của ông Phát nằm ở đường Trần Phú, quận 5, TPHCM, nơi ông đã gắn bó gần nửa đời người với công việc sửa xích lô.

Năm 1978, ông Phát làm nghề sửa xe đạp ở vỉa hè nhưng cuộc sống vất vả, không đủ nuôi gia đình. Sau 2 năm, thấy nghề sửa xích lô đang phát triển nên ông tự tìm tòi học hỏi, rồi thuê mặt bằng mở tiệm sửa xích lô.

Kể từ ngày mở tiệm, ông Phát đã gắn bó với nghề gần 40 năm nay. Những ngày đầu mới bước vào nghề, ông Phát vừa làm vừa đi học hỏi thêm ở các thợ lành nghề để tay nghề thêm chắc chắn.

“Sửa xích lô khó ở chỗ phải cân chỉnh làm sao cho 3 bánh xe phải đi thẳng hàng, tải trọng xe lúc nào cũng phải nhẹ dù có hay không chở khách, thế mới đảm bảo sức khỏe cho anh em chạy cả ngày ngoài đường”, người đàn ông 62 tuổi tâm sự.

Trải qua năm tháng, những chiếc xích lô dần dần vắng bóng trên các tuyến phố Sài Gòn, công việc của ông Phát cũng chững lại. Nhưng vì là cái nghề đã gắn bó lâu dài, cũng là cái nghiệp nên ông vẫn duy trì đến ngày nay. “Anh em trong nghề đều phải chuyển sang công việc khác vì khó khăn, tôi vì có nhiều mối quen, cũng vì cố gắng duy trì nên vẫn giữ được cái nghề”, ông Phát chia sẻ.

Gần 40 năm qua, ông Hồ Tấn Phát (62 tuổi) gắn bó với nghề sửa xích lô, phương tiện đang ngày càng vắng bóng ở Sài Gòn.
Gần 40 năm qua, ông Hồ Tấn Phát (62 tuổi) gắn bó với nghề sửa xích lô, phương tiện đang ngày càng vắng bóng ở Sài Gòn.
Tiệm sửa xích lô của ông Phát nằm ở đường Trần Phú, quận 5, TPHCM, nơi ông đã gắn bó gần nửa đời người với công việc sửa xích lô.
Tiệm sửa xích lô của ông Phát nằm ở đường Trần Phú, quận 5, TPHCM, nơi ông đã gắn bó gần nửa đời người với công việc sửa xích lô.
Năm 1978, ông Phát làm nghề sửa xe đạp ở vỉa hè nhưng cuộc sống vất vả, không đủ nuôi gia đình.
Năm 1978, ông Phát làm nghề sửa xe đạp ở vỉa hè nhưng cuộc sống vất vả, không đủ nuôi gia đình.
Sau 2 năm, thấy nghề sửa xích lô đang phát triển nên ông tự tìm tòi học hỏi, rồi thuê mặt bằng mở tiệm sửa xích lô.
Sau 2 năm, thấy nghề sửa xích lô đang phát triển nên ông tự tìm tòi học hỏi, rồi thuê mặt bằng mở tiệm sửa xích lô.
Kể từ ngày mở tiệm, ông Phát đã gắn bó với nghề gần 40 năm nay. Những ngày đầu mới bước vào nghề, ông Phát vừa làm vừa đi học hỏi thêm ở các thợ lành nghề để tay nghề thêm chắc chắn.
Kể từ ngày mở tiệm, ông Phát đã gắn bó với nghề gần 40 năm nay. Những ngày đầu mới bước vào nghề, ông Phát vừa làm vừa đi học hỏi thêm ở các thợ lành nghề để tay nghề thêm chắc chắn.
“Sửa xích lô khó ở chỗ phải cân chỉnh làm sao cho 3 bánh xe phải đi thẳng hàng, tải trọng xe lúc nào cũng phải nhẹ dù có hay không chở khách, thế mới đảm bảo sức khỏe cho anh em chạy cả ngày ngoài đường”, người đàn ông 62 tuổi tâm sự.
“Sửa xích lô khó ở chỗ phải cân chỉnh làm sao cho 3 bánh xe phải đi thẳng hàng, tải trọng xe lúc nào cũng phải nhẹ dù có hay không chở khách, thế mới đảm bảo sức khỏe cho anh em chạy cả ngày ngoài đường”, người đàn ông 62 tuổi tâm sự.
Trải qua năm tháng, những chiếc xích lô dần dần vắng bóng trên các tuyến phố Sài Gòn, công việc của ông Phát cũng chững lại.
Trải qua năm tháng, những chiếc xích lô dần dần vắng bóng trên các tuyến phố Sài Gòn, công việc của ông Phát cũng chững lại.
Nhưng vì là cái nghề đã gắn bó lâu dài, cũng là cái nghiệp nên ông vẫn duy trì đến ngày nay. “Anh em trong nghề đều phải chuyển sang công việc khác vì khó khăn, tôi vì có nhiều mối quen, cũng vì cố gắng duy trì nên vẫn giữ được cái nghề”, ông Phát chia sẻ.
Nhưng vì là cái nghề đã gắn bó lâu dài, cũng là cái nghiệp nên ông vẫn duy trì đến ngày nay. “Anh em trong nghề đều phải chuyển sang công việc khác vì khó khăn, tôi vì có nhiều mối quen, cũng vì cố gắng duy trì nên vẫn giữ được cái nghề”, ông Phát chia sẻ.
Hiện tại, các con của ông Phát đều đã có gia đình riêng. Chỉ còn 2 vợ chồng nên nỗi lo cơm áo cũng không còn đè nặng lên vai người đàn ông 62 tuổi. Tuy nhiên, ông Phát vẫn muốn duy trì nghề đến khi không làm được nữa mới dừng. Tuổi lớn rồi, giờ ngồi không 1 chỗ vừa mệt người lại khó chịu lắm, ông Phát tâm sự.
Hiện tại, các con của ông Phát đều đã có gia đình riêng. Chỉ còn 2 vợ chồng nên nỗi lo cơm áo cũng không còn đè nặng lên vai người đàn ông 62 tuổi. Tuy nhiên, ông Phát vẫn muốn duy trì nghề đến khi không làm được nữa mới dừng. "Tuổi lớn rồi, giờ ngồi không 1 chỗ vừa mệt người lại khó chịu lắm", ông Phát tâm sự.

Vũ Phong