Hành trình đỏ 2017: Dòng máu Thái, trái tim Việt

(Dân trí) - “Khi tham gia hiến máu ở Việt Nam, điều làm tôi vui nhất đó chính là giọt máu của mình sẽ cứu sống được những bệnh nhân cần máu, tôi cảm thấy vui vì điều ấy”, ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty C.P Việt Nam đại diện cho 17.000 cán bộ công nhân tham gia hiến máu chia sẻ.

Hành trình đỏ 2017: Dòng máu Thái, trái tim Việt - 1

Hành trình đỏ 2017 xuất phát từ Đất Mũi (Cà Mau) vào ngày 1/7.

Nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hiến máu tình nguyện và bệnh tan máu bẩm sinh, đồng thời khắc phục thực trạng khan hiếm máu trong dịp hè hằng năm; từ năm 2013, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã khởi xướng chương trình vận động hiến máu xuyên Việt - Hành trình Đỏ với thông điệp "Kết nối dòng máu Việt”.

Lễ xuất quân đoàn “Hành trình đỏ 2017” chặng phía Nam đã diễn ra tại xã Đất MũI (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) vào sáng 1/7. Sau chương trình khai mạc: “Sắc đỏ Tây Đô” tại Trung tâm Văn hóa TP. Cần Thơ. Không chỉ vận động được hàng chục nghìn đơn vị máu, “Hành trình đỏ” 2017 còn có sự ủng hộ nhiệt tình của 17.000 cán bộ, công nhân đang làm việc tại Công ty C.P Việt Nam.

Đoàn về đến Đồng Nai ngày 7/7 và tổ chức ngày hội hiến máu Tình người Đồng Nai.
Đoàn về đến Đồng Nai ngày 7/7 và tổ chức ngày hội hiến máu "Tình người Đồng Nai".

Là một người tâm huyết với phong trào hiến máu nhân đạo và các công tác tình nguyện, ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty C.P Việt Nam chia sẻ, ông bắt đầu tham gia hiến máu nhân đạo từ khi 20 tuổi. Đến nay, ông đã có 15 lần hiến máu ở Thái Lan và 4 lần nước Việt Nam.

Ông đã vận động tuyên truyền cán bộ, nhân viên tham gia năng nổ vào hoạt động nhân đạo này. Năm 2009, công ty tổ chức hiến máu không đến 200 người tham gia, nhưng bây giờ phong trào hiến máu đã lan rộng trong toàn cộng đồng C.P.

“Ở Thái Lan, người dân tham gia hiến máu một cách tự nguyện, ở Việt Nam mang đậm tính chất phong trào, chính điều này đã thúc đẩy hoạt động hiến máu nhân đạo đạt được kết quả cao. Hãy chia sẻ những giọt máu nhân ái để cứu người bởi đây là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp có thể níu lại một sự sống. Hiến máu không có gì đáng sợ, hiến máu chính là cách để bạn thấy khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và tự tin hơn trong cuộc sống”, ông Montri bày tỏ quan điểm.

Lãnh đạo và công nhân C.P tham gia hiến máu trong ngày hội hiến máu Tình người Đồng Nai.
Lãnh đạo và công nhân C.P tham gia hiến máu trong ngày hội hiến máu "Tình người Đồng Nai".
Ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty C.P Việt Nam chia sẻ: “Khi tham gia hiến máu ở Việt Nam, điều làm tôi vui nhất đó chính là giọt máu của mình sẽ cứu sống được những bệnh nhân cần máu, tôi cảm thấy vui vì điều ấy”.
Ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty C.P Việt Nam chia sẻ: “Khi tham gia hiến máu ở Việt Nam, điều làm tôi vui nhất đó chính là giọt máu của mình sẽ cứu sống được những bệnh nhân cần máu, tôi cảm thấy vui vì điều ấy”.

Ông Montri chia sẻ: “Tôi xin được thay mặt 17.000 cán bộ công nhân cảm ơn đến “Hành trình đỏ”. Nhờ vậy mà chúng tôi mới hiểu đúng và đầy đủ hơn về căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia đã và đang làm suy giảm giống nòi. Với hi vọng nhỏ nhoi rằng 17.000 người của chúng tôi sẽ nói với người nhà của họ, và thêm 1 vài người hàng xóm, bạn bè của họ thì chúng tôi kì vọng có được hang tram nghìn người sẽ được chia sẻ về những việc làm tốt, những thông tin ý nghĩa. Chỉ như thế đã là quá đủ với chúng tôi”.

Trong sáng 8/7, cán bộ công nhân viên công ty C.P tham gia hiến máu nhân đạo tại ngày hội hiến máu: “Tình người Đồng Nai” thu được hàng nghìn đơn vị máu.

Trong đó nổi bật là ông Chinoros đã tham gia hiến máu tình nguyện tại Việt Nam 13 năm với 43 lần hiến máu. Trong đó, có 18 lần hiến máu rải rác khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Ngày 12/6 vừa qua, ông Chinoros vinh dự là một trong 100 đại biểu được “Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc”.

Bệnh nhi mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh hồn nhiên vui đùa nhưng các em không biết đang mang trong người căn bệnh quái ác.
Bệnh nhi mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh hồn nhiên vui đùa nhưng các em không biết đang mang trong người căn bệnh quái ác.

Theo thống kê của Viện huyết học truyền máu TW, trước năm 1994, cả nước tiếp nhận được khoảng 100 nghìn đơn vị máu, 100% là hiến máu chuyên nghiệp (có nhận tiền bồi dưỡng) nhưng đến năm 2015, cả nước đã tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu (sau quy đổi), tỷ lệ hiến máu tình nguyện (không nhận tiền bồi dưỡng) là 97%.

Như vậy, chỉ trong khoảng 20 năm, tỷ lệ hiến máu tình nguyện ở nước ta đã tiến sát mục tiêu chung của toàn cầu: đến năm 2020, tỷ lệ hiến máu tình nguyện tại các quốc gia đạt 100%.

Trung Kiên