Giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn, kén ăn thường tiêu thụ ít hơn các chất dinh dưỡng và năng lượng so với mức cần thiết, dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng. Cha mẹ nên có phương pháp bổ sung dinh dưỡng kịp thời nhằm khắc phục sớm và giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình.

Ám ảnh chứng biếng ăn

Vợ chồng chị Hoàng Anh (nhân viên ngân hàng) chia sẻ: “Con gái đầu lòng khi sinh được 3,5kg, hiện bé được tròn 1 tuổi, cân nặng chỉ đạt 8,4kg và chiều cao là 70cm. Theo mức chuẩn thì con gái mình bị nhẹ cân và thấp còi. Mọi sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn, mâu thuẫn vì chứng biếng ăn của con. Điều khiến vợ chồng mình lo lắng nhất là bé thường bị bệnh, nhất là bệnh lý về hô hấp, trung bình nửa tháng bệnh một lần”.

Không chỉ riêng chị Hoàng Anh mà rất nhiều các bậc phụ huynh vô cùng trăn trở khi nhìn con chậm lên cân, thậm chí cứ gầy đi. Khoa học đã chứng minh dinh dưỡng trong quá trình phát triển đầu đời của trẻ (từ 1 đến 10 tuổi) quyết định đến sự tăng trưởng tầm vóc và sự phát triển não bộ về lâu dài. Nhưng khi biếng ăn thì nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng bị thiếu hụt, dẫn đến thấp còi, nhẹ cân, hệ miễn dịch kém khiến trẻ dễ mắc bệnh và thời gian bệnh kéo dài.

Bổ sung dinh dưỡng nhằm giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình
Bổ sung dinh dưỡng nhằm giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình

 

Theo TS Yen Ling Low, chuyên gia lâm sàng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm dinh dưỡng của Abbott khu vực Châu Á – Thái Bình Dương “Kết quả từ nghiên cứu năm 2013 tạikhu vực Đông Nam Á cho thấy những trẻ có dấu hiệu tăng trưởng kém về mặt cân nặng và chiều cao thì chỉ số IQ tương ứng cũng thấp hơn 3 lần so với trẻ đồng tuổi phát triển khỏe mạnh”.

Giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng khỏe mạnh

Bác sĩ CK2 Huỳnh Thị Duy Hương, nguyên giảng viên chính bộ môn Nhi, Đại học Y Dược, TP.HCM cho biết, chứng biếng ăn, kén ăn và sợ ăn thường gặp ở trẻ 15 - 36 tháng tuổi, có thể kéo dài đến tuổi đi học và thiếu niên nếu không có biện pháp giải quyết triệt để. Năm học mới là thời điểm nhạy cảm vì trẻ cần thích ứng với lịch học tập, sinh hoạt mới làm tình trạng biếng ăn có thể chuyển biến nặng hơn.

Cha mẹ cần được bù đắp sự thiếu hụt dưỡng chất bằng nguồn dưỡng chất đầy đủ và cân bằng để bắt kịp đà tăng trưởng, đặc biệt là một số vi chất quan trọng dễ bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thực đơn hàng ngày phải đa dạng và có đầy đủ đủ 4 nhóm dưỡng chất:

- Chất bột đường (cơm, bún, mì, nui, khoai, đậu, bánh mì…): cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

- Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu, tôm, cua): nguồn thực phẩm “xây dựng” cơ thể, thành phần tạo máu, men tiêu hóa, kháng thể, cung cấp các acid amin cần thiết cho hoạt động não bộ.

- Chất béo (dầu, mỡ, bơ): nguyên liệu cấu tạo tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và giúp hấp thu các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K.

- Các vitamin và khoáng chất: Như vitamin nhóm B (có trong ngũ cốc thô, rau), vitamin C (có trong rau, trái cây tươi), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), kẽm (có trong hàu, sò, thịt, cá, các loại hạt)... giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể và hỗ trợ đề kháng, hệ miễn dịch. Sắt (có trong thịt, cá, gan, huyết) cùng với I-ốt là hai vi chất rất cần thiết cho bộ não.

Một cuộc nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của việc can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng được trung tâm Y tế và Bệnh viện khu vực châu Á ở Manila (Philippine) phối hợp cùng Abbott thực hiện cho thấy, phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, như dùng PediaSure, kết hợp với tư vấn dinh dưỡng có thể xem là một công cụ hữu hiệu để giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ, giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng tối ưu.

Bổ sung dinh dưỡng bằng PediaSure hai lần mỗi ngày trong 4 tuần giúp nhóm trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng tăng trưởng nhanh hơn, chiều cao và cân nặng phát triển ổn định, số ngày trẻ bị bệnh giảm và sự hứng thú với việc ăn và các hoạt động thể chất gia tăng.

Pediasure có công thức chứa 25 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch, bổ sung hệ chất béo giàu MCT giúp dễ tiêu hóa và hấp thu, giàu axid Linolenic, axit Linoleic cùng với DHA và AA tốt cho não bộ và chức năng ghi nhớ của trẻ.

Bác sĩ Duy Hương cũng đặc biệt nhấn mạnh gia đình có thể giúp bé không còn sợ đến giờ ăn như khuyến khích con tự xúc thức ăn và giới hạn mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cha mẹ cũng không nên căng thẳng, cáu gắt làm trẻ sợ hãi sẽ dễ gây ra chứng biếng ăn do tâm lý.

PV