Độc đáo những ngôi nhà mái cói còn lại hiếm hoi ở Ninh Bình

(Dân trí) - Xen lẫn những ngôi nhà cao tầng, nhà mái ngói đỏ chót hay mái tôn kiên cố, ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà mái cói đơn sơ, độc đáo. Đây là kiểu nhà đặc trưng, từng “vang bóng một thời” ở huyện miền biển này.

Huyện Kim Sơn là địa phương ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây nổi tiếng với nghề thủ công mỹ nghệ về cây cói, cũng chính vì thế ở huyện miền biển này một thời đa số các nhà dân đều được lợp mái bằng thân cây cói, thay vì lợp bằng rơm rạ như nhiều nơi khác trong cả nước.
Huyện Kim Sơn là địa phương ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây nổi tiếng với nghề thủ công mỹ nghệ về cây cói, cũng chính vì thế ở huyện miền biển này một thời đa số các nhà dân đều được lợp mái bằng thân cây cói, thay vì lợp bằng rơm rạ như nhiều nơi khác trong cả nước.
Những năm trước, đời sống người dân vùng biển này còn nhiều khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp nên phát triển kém, để có tiền xây được căn nhà kiên cố lợp ngói hay đổ mái bằng là cả một quá trình phấn đấu. Nhiều hộ trồng cói, làm nghề thủ công mỹ nghệ đã chọn bổi (thân cói loại không sử dụng được) để lợp nhà. Cũng vì thế mà nhà mái bổi gắn bó với người dân miền biển này từ xa xưa đến nay.
Những năm trước, đời sống người dân vùng biển này còn nhiều khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp nên phát triển kém, để có tiền xây được căn nhà kiên cố lợp ngói hay đổ mái bằng là cả một quá trình phấn đấu. Nhiều hộ trồng cói, làm nghề thủ công mỹ nghệ đã chọn bổi (thân cói loại không sử dụng được) để lợp nhà. Cũng vì thế mà nhà mái bổi gắn bó với người dân miền biển này từ xa xưa đến nay.

Sở dĩ bổi được chọn để lợp nhà vì có độ bền cao hơn rơm rạ, chịu được nắng mưa tốt. Lợp nhà mái bổi chi phí thấp hơn ngói vì tận dụng được lượng thân cói thừa trong quá trình sản xuất. Một hộ dân đang còn ở nhà mái cói chia sẻ, ở nhà mái này mùa đông thì ấm, mùa hè rất mát, mùa mưa bão lại không sợ tốc mái như ở nhà ngói.
Sở dĩ bổi được chọn để lợp nhà vì có độ bền cao hơn rơm rạ, chịu được nắng mưa tốt. Lợp nhà mái bổi chi phí thấp hơn ngói vì tận dụng được lượng thân cói thừa trong quá trình sản xuất. Một hộ dân đang còn ở nhà mái cói chia sẻ, ở nhà mái này mùa đông thì ấm, mùa hè rất mát, mùa mưa bão lại không sợ tốc mái như ở nhà ngói.

Những căn nhà mái cói cũng thường được xây dựng kiểu kiến trúc nhà 5 gian 2 trái đặc trưng Bắc Bộ. Thường 3 gian giữa được gia chủ dùng làm phòng khách, 2 bên còn lại kê giường, tủ. Hai trái thường được xây lồi ra bên ngoài, đây được xem như là phần kín của ngôi nhà để gia chủ dùng làm phòng ngủ hay cất giữ những thứ quan trọng trong gia đình.
Những căn nhà mái cói cũng thường được xây dựng kiểu kiến trúc nhà 5 gian 2 trái đặc trưng Bắc Bộ. Thường 3 gian giữa được gia chủ dùng làm phòng khách, 2 bên còn lại kê giường, tủ. Hai trái thường được xây "lồi" ra bên ngoài, đây được xem như là phần kín của ngôi nhà để gia chủ dùng làm phòng ngủ hay cất giữ những thứ quan trọng trong gia đình.

Các gian nhà được phân chia bằng các vì, 3 gian giữa thông nhau, nơi giáp ranh giữa 3 gian chính và 2 trái được ngăn cách bởi bức tường gỗ. Nhà mái cói cũng được xây dựng không khác gì nhà mái ngói, mái cũng được thiết kế kiên cố với hệ thống cột, kèo, rui mè bằng gỗ và tre luồng.
Các gian nhà được phân chia bằng các "vì", 3 gian giữa thông nhau, nơi giáp ranh giữa 3 gian chính và 2 trái được ngăn cách bởi bức tường gỗ. Nhà mái cói cũng được xây dựng không khác gì nhà mái ngói, mái cũng được thiết kế kiên cố với hệ thống cột, kèo, rui mè bằng gỗ và tre luồng.
Nhiều hộ gia đình ở Kim Sơn hiện vẫn còn dùng nhà mái cói vách đắp đất kiểu nhà tranh vách đất. Đất đắp vách là loại đất sét có độ bền cao nên có thể sử dụng nhiều năm mà không bị hư hại. Đắp vách đất hiện giờ rất ít hộ dùng cho nhà lớn mà chủ yếu là các bức tường của công trình phụ như bếp hay nơi chăn nuôi gia súc gia cầm
Nhiều hộ gia đình ở Kim Sơn hiện vẫn còn dùng nhà mái cói vách đắp đất kiểu "nhà tranh vách đất". Đất đắp vách là loại đất sét có độ bền cao nên có thể sử dụng nhiều năm mà không bị hư hại. Đắp vách đất hiện giờ rất ít hộ dùng cho nhà lớn mà chủ yếu là các bức tường của công trình phụ như bếp hay nơi chăn nuôi gia súc gia cầm

Theo ông Tống Văn Điển (xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn), lý do không lợp mái nhà bằng ngói hay tôn là vì không mát bằng lợp mái bổi. Ngoài ra, lợp bổi có độ bền cao hơn lợp mái ngói, bên cạnh đó gia đình ông cũng muốn giữ lại kiến trúc cổ của căn nhà độc đáo mà ông cha để lại cho gia đình.

Theo ông Tống Văn Điển (xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn), lý do không lợp mái nhà bằng ngói hay tôn là vì không mát bằng lợp mái bổi. Ngoài ra, lợp bổi có độ bền cao hơn lợp mái ngói, bên cạnh đó gia đình ông cũng muốn giữ lại kiến trúc cổ của căn nhà độc đáo mà ông cha để lại cho gia đình.

Ông Điển (áo xanh) cho biết thêm, căn nhà lợp bổi của gia đình ông xây dựng từ năm 1948, thông thường cứ 30 năm sẽ sửa chữa nhà, thay mái một lần. Nhà ông thay mái lần gần đây nhất vào tháng 9/2016 chi phí hết 40 triệu đồng. Mái bổi hiện đắt hơn trước vì người dân ít trồng cói, không mua được cói loại để tận dụng. So với lợp ngói, căn nhà ông Điển lợp bổi hết gấp đôi số tiền lợp ngói
Ông Điển (áo xanh) cho biết thêm, căn nhà lợp bổi của gia đình ông xây dựng từ năm 1948, thông thường cứ 30 năm sẽ sửa chữa nhà, thay mái một lần. Nhà ông thay mái lần gần đây nhất vào tháng 9/2016 chi phí hết 40 triệu đồng. Mái bổi hiện đắt hơn trước vì người dân ít trồng cói, không mua được cói loại để tận dụng. So với lợp ngói, căn nhà ông Điển lợp bổi hết gấp đôi số tiền lợp ngói

Xen lẫn những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhà mái ngói đỏ chót hay mái tôn kiên cố, những ngôi nhà mái cói vẫn tồn tại một cách mộc mạc, đơn sơ giữa đời sống hiện đại. Những ngôi nhà này gợi nhớ cho bao nhiều về ký ức xa xưa ở vùng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn.
Xen lẫn những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhà mái ngói đỏ chót hay mái tôn kiên cố, những ngôi nhà mái cói vẫn tồn tại một cách mộc mạc, đơn sơ giữa đời sống hiện đại. Những ngôi nhà này gợi nhớ cho bao nhiều về ký ức xa xưa ở vùng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn.
Hiện đối với nhiều gia đình ở huyện Kim Sơn, nhà mái cói vẫn là mái ấm với họ trong suốt thời gian dài. Nhiều nhà do không có điều kiện xây nhà mới nên vẫn ở nhà mái cói, nhưng nhiều nhà vẫn quyết giữ lại căn nhà kỷ niệm của gia đình, đó cũng từng là kiểu nhà đặc trưng vang bóng một thời ở huyện miền biển của tỉnh Ninh Bình.
Hiện đối với nhiều gia đình ở huyện Kim Sơn, nhà mái cói vẫn là mái ấm với họ trong suốt thời gian dài. Nhiều nhà do không có điều kiện xây nhà mới nên vẫn ở nhà mái cói, nhưng nhiều nhà vẫn quyết giữ lại căn nhà kỷ niệm của gia đình, đó cũng từng là kiểu nhà đặc trưng "vang bóng một thời" ở huyện miền biển của tỉnh Ninh Bình.

Một căn nhà mái cói khang trang, bên trên bổi được lợp chưa ngả màu thời gian được cắt tỉa rất đẹp mắt. Bên dưới là những cánh cửa gỗ từng là hiện thân vàng son của một thời đã xa. Nền gạch đỏ chót với bậc hè tam cấp ngắt quãng tạo cho bao người cảm giác nhớ về thời xa xưa.
Một căn nhà mái cói khang trang, bên trên bổi được lợp chưa ngả màu thời gian được cắt tỉa rất đẹp mắt. Bên dưới là những cánh cửa gỗ từng là hiện thân "vàng son" của một thời đã xa. Nền gạch đỏ chót với bậc hè tam cấp ngắt quãng tạo cho bao người cảm giác nhớ về thời xa xưa.
Những ngôi nhà mái cói vẫn tồn tại vững chãi với thời gian ở Kim Sơn, Ninh Bình.
Những ngôi nhà mái cói vẫn tồn tại vững chãi với thời gian ở Kim Sơn, Ninh Bình.

Thái Bá