Cái nghề “nghiệp chướng” của người thợ rèn tài hoa đất kinh kỳ

(Dân trí) - Đã hàng chục năm nay ở phố Lò Rèn, bất kể dưới cái nóng oi nồng của mùa hạ hay những cơn gió buốt lạnh mùa đông, người ta vẫn nghe thấy tiếng quai búa đều đều và bắt gặp hình ảnh một người đàn ông đang miệt mài bên lò than rực hồng.

Ông Nguyễn Phương Hùng (56 tuổi) sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề rèn. “Từ hồi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, ông nội tôi chuyên sửa chữa, làm đồ xuyết (những vật dụng bị thiếu) cho Tạ Duy Hiển và Bạch Thái Bưởi. Đến đời thứ hai, bố tôi hay làm đạo cụ cho các sân khấu, nhà hát. Còn tôi chủ yếu làm đồ phục vụ xây dựng, đục phá bê tông,…”, ông Hùng kể về “lịch sử” của nghề rèn gia truyền.
Ông Nguyễn Phương Hùng (56 tuổi) sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề rèn. “Từ hồi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, ông nội tôi chuyên sửa chữa, làm đồ xuyết (những vật dụng bị thiếu) cho Tạ Duy Hiển và Bạch Thái Bưởi. Đến đời thứ hai, bố tôi hay làm đạo cụ cho các sân khấu, nhà hát. Còn tôi chủ yếu làm đồ phục vụ xây dựng, đục phá bê tông,…”, ông Hùng kể về “lịch sử” của nghề rèn gia truyền.

Lò than ở 62 phố Lò Rèn đỏ lửa suốt ngày vì liên tục có khách đặt hàng. Ông nói, cái nghề này đến với mình như “nghiệp chướng”, không thể dứt ra được. Khi còn trẻ, ông từng tự hứa chắc nịch rằng sẽ không bao giờ quay về “cái máng lợn”, không kiếm sống bằng nghề lấm lem, quanh năm làm bạn với bụi than.
Lò than ở 62 phố Lò Rèn đỏ lửa suốt ngày vì liên tục có khách đặt hàng. Ông nói, cái nghề này đến với mình như “nghiệp chướng”, không thể dứt ra được. Khi còn trẻ, ông từng tự hứa chắc nịch rằng sẽ không bao giờ quay về “cái máng lợn”, không kiếm sống bằng nghề lấm lem, quanh năm làm bạn với bụi than.

Sau này khi chín chắn hơn, ông nghe theo lời bố, quyết định về nối nghiệp gia đình. Bạn bè bàn tán, đến cả người vợ đầu ấp tay gối cũng tỏ ra ngần ngại khi nhắc đến công việc của chồng. Nhưng đối với ông, nghè rèn cũng cao quý như bất cứ công việc trí óc nào. “Mình sống đường hoàng, nghiêm túc, không xin mà cũng không lấy của ai cái gì, tự mình làm nên tiền bạc, điều đó có đáng xấu hổ không?”
Sau này khi chín chắn hơn, ông nghe theo lời bố, quyết định về nối nghiệp gia đình. Bạn bè bàn tán, đến cả người vợ đầu ấp tay gối cũng tỏ ra ngần ngại khi nhắc đến công việc của chồng. Nhưng đối với ông, nghè rèn cũng cao quý như bất cứ công việc trí óc nào. “Mình sống đường hoàng, nghiêm túc, không xin mà cũng không lấy của ai cái gì, tự mình làm nên tiền bạc, điều đó có đáng xấu hổ không?”

Bằng công việc tay đe, tay búa, người thợ rèn tài hoa này đã nuôi sống cả gia đình, có hai người con đều trưởng thành, giỏi giang.
Bằng công việc tay đe, tay búa, người thợ rèn tài hoa này đã nuôi sống cả gia đình, có hai người con đều trưởng thành, giỏi giang.

Ông Hùng khoe đôi bàn tay không hề có một vết chai dù gắn bó với nghề rèn đã lâu.
Ông Hùng khoe đôi bàn tay không hề có một vết chai dù gắn bó với nghề rèn đã lâu.

“Làm rèn mà không biết cầm chắc cái búa, coi như vứt”, vừa nói, ông vừa chìa ra chiếc búa đã lõm vào, in hằn hình ngón tay.
“Làm rèn mà không biết cầm chắc cái búa, coi như vứt”, vừa nói, ông vừa chìa ra chiếc búa đã lõm vào, in hằn hình ngón tay.

Cửa hàng của ông Hùng khá nhỏ, chừng 2m2 và tạo thành hình tam giác. Ông gọi đó là cái “tam giác vàng” đã cùng ông trải qua bao trầm bổng, buồn vui của nghề rèn.
Cửa hàng của ông Hùng khá nhỏ, chừng 2m2 và tạo thành hình tam giác. Ông gọi đó là cái “tam giác vàng” đã cùng ông trải qua bao trầm bổng, buồn vui của nghề rèn.

Có lẽ, chỉ có duy nhất cửa hàng rèn của ông Nguyễn Phương Hùng là có một người làm. Ông có thể tự mình thực hiện mọi công đoạn, từ dùng máy khoan, máy cắt, máy hàn,… Ông quan niệm, nghề rèn không chỉ cần sức khỏe mà còn đòi hỏi người thợ phải có sự sáng tạo và đầu óc tính toán nhanh nhạy.
Có lẽ, chỉ có duy nhất cửa hàng rèn của ông Nguyễn Phương Hùng là có một người làm. Ông có thể tự mình thực hiện mọi công đoạn, từ dùng máy khoan, máy cắt, máy hàn,… Ông quan niệm, nghề rèn không chỉ cần sức khỏe mà còn đòi hỏi người thợ phải có sự sáng tạo và đầu óc tính toán nhanh nhạy.

Lò rèn và bễ gia truyền.
Lò rèn và bễ gia truyền.

Cái nghề “nghiệp chướng” của người thợ rèn tài hoa đất kinh kỳ - 10
“Trong nghề, ông Hùng là người có chuyên môn và rất uy tín. Lúc nào cũng thấy luôn tay, tham công tiếc việc và rất thích làm. Còn trong cuộc sống thường ngày, ông ấy cũng là người tốt, sẵn sàng hết lòng vì mọi người”, một người hàng xóm nhận xét về ông Hùng.
“Trong nghề, ông Hùng là người có chuyên môn và rất uy tín. Lúc nào cũng thấy luôn tay, tham công tiếc việc và rất thích làm. Còn trong cuộc sống thường ngày, ông ấy cũng là người tốt, sẵn sàng hết lòng vì mọi người”, một người hàng xóm nhận xét về ông Hùng.
Có hôm, khi đồng hồ chỉ đúng 10 giờ tối, lò rèn của ông mới nguội lửa. Ông bông đùa “Ngày ôm lò rèn thì mới ra tiền, tối về ôm… lò nhà chả được đồng nào.”
Có hôm, khi đồng hồ chỉ đúng 10 giờ tối, lò rèn của ông mới nguội lửa. Ông bông đùa “Ngày ôm lò rèn thì mới ra tiền, tối về ôm… lò nhà chả được đồng nào.”

Đằng sau vẻ bỗ bã, thẳng tính, ông Hùng là người sống nội tâm và mang nặng nhiều suy tư, chiêm nghiệm.“Hết đời tôi là cái lò rèn gia truyền cũng tắt lửa. Còn sống được là bao. Chỉ mong được làm nghề nốt phần đời còn lại. Gắn bó với nghề thì chẳng bao giờ nghề phụ mình đâu.”
Đằng sau vẻ bỗ bã, thẳng tính, ông Hùng là người sống nội tâm và mang nặng nhiều suy tư, chiêm nghiệm.“Hết đời tôi là cái lò rèn gia truyền cũng tắt lửa. Còn sống được là bao. Chỉ mong được làm nghề nốt phần đời còn lại. Gắn bó với nghề thì chẳng bao giờ nghề phụ mình đâu.”

Bài &ảnh: Hoàng Ngọc