Bên trong chợ bắp lớn nhất Sài Gòn

(Dân trí) - Chợ bắp tập trung khoảng 20 hộ kinh doanh, trải dài trên đường Trịnh Thị Miếng, huyện Hóc Môn, TPHCM.

Bên trong chợ bắp lớn nhất Sài Gòn

Chợ bắp, hay còn được người dân gọi với tên chợ bắp ngã ba Bầu nằm trên đường Trịnh Thị Miếng, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM. Chợ được hình thành khoảng hơn 10 năm trước, với hơn 20 hộ kinh doanh trải dài khoảng 1km. Nơi đây luôn hoạt động nhộn nhịp ngày đêm, là nơi cung cấp bắp sỉ và lẻ cho toàn thành phố, cũng như các tỉnh lân cận.

Nguồn bắp thường xuất xứ từ các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Đồng Tháp... sau đó được xe tải chở lên giao hàng cho các tiểu thương, đông nhất vào đầu giờ sáng và chiều. "Làm nghề này tùy theo thời vụ, đầu năm mới có nhiều hàng chứ cuối năm thì vắng lắm", Bà Thủy, 60 tuổi, chủ vựa cho biết. Bắp được phân loại và bán theo từng bao loại 120 kg. Theo những chủ vựa, khoảng thời gian sau Tết khi bắp vào vụ mùa nên hàng đổ về nhộn nhịp.

Trong khi đó, khoảng tháng chín, khi miền Tây vào mùa nước nổi thì cảnh mua bán cũng đìu hiu. Mặt hàng chủ yếu được bán ở đây là bắp nếp và bắp mỹ. Thường bắp được chia làm bốn loại. Loại ngon nhất là những bắp to, không quá non hoặc già, hạt đồng đều, vỏ còn tươi xanh... Loại này được bán giá sỉ 3.500 đồng một trái. Riêng những loại khác tính theo ký với giá khoảng 7.000 đồng một kg.

Tùy theo kích cỡ, độ non già mà giá cũng sẽ rẻ dần theo từng loại. "Trong đó loại bét nhất thường quá non, sâu bệnh, ít hạt... thì người mua hay lấy về cho gia súc ăn. Để phân biệt bắp ngon dở chỉ cần nhìn vào phần râu với vỏ là biết", ông A Ly chia sẻ.

Những người tới mua bắp thường mua vài chục đến cả trăm ký về để bán lại, có người luộc mang ra chợ hay chạy xe gắn máy khắp các tuyến đường để bán. Có người dùng xe ba gác mua về, bỏ mối lại cho các tiểu thương khác.

Bà Nguyễn Thị Trò, 60 tuổi, bán bắp ở chợ Phạm Văn Hai thường lên chợ bắp lấy về nấu bán cho khách. "Tôi bán bắp hơn 20 năm nay, trước đây chưa có tin đồn nấu bắp bằng pin, hóa chất thì còn bán được, chứ giờ ai cũng sợ nên bán ế ẩm lắm. Tôi làm nghề 20 năm nay, nếu nấu bằng hóa chất thì thất đức lắm", bà Trò tâm sự.​

Chợ bắp, hay còn được người dân gọi với tên chợ bắp ngã ba Bầu nằm trên đường Trịnh Thị Miếng, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM.
Chợ bắp, hay còn được người dân gọi với tên chợ bắp ngã ba Bầu nằm trên đường Trịnh Thị Miếng, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM.
Nguồn bắp thường xuất xứ từ các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Đồng Tháp... sau đó được xe tải chở lên giao hàng cho các tiểu thương
Nguồn bắp thường xuất xứ từ các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Đồng Tháp... sau đó được xe tải chở lên giao hàng cho các tiểu thương
Chợ bắp chủ yếu bán 2 loại bắp mỹ và bắp nếp, được phân thành bốn loại 1,2,3,4.
Chợ bắp chủ yếu bán 2 loại bắp mỹ và bắp nếp, được phân thành bốn loại 1,2,3,4.
Loại ngon nhất là những bắp to, không quá non hoặc già, hạt đồng đều, vỏ còn tươi xanh... Loại này được bán giá sỉ 3.500 đồng một trái.Riêng những loại khác tính theo ký với giá khoảng 7.000 đồng một kg.
Loại ngon nhất là những bắp to, không quá non hoặc già, hạt đồng đều, vỏ còn tươi xanh... Loại này được bán giá sỉ 3.500 đồng một trái.Riêng những loại khác tính theo ký với giá khoảng 7.000 đồng một kg.

Bắp được phân loại và bán theo từng bao loại 120 kg. Theo những chủ vựa, khoảng thời gian sau Tết khi bắp vào vụ mùa nên hàng đổ về nhộn nhịp.

Bắp được phân loại và bán theo từng bao loại 120 kg. Theo những chủ vựa, khoảng thời gian sau Tết khi bắp vào vụ mùa nên hàng đổ về nhộn nhịp.

Những người tới mua bắp thường mua vài chục đến cả trăm ký về để bán lại, có người luộc mang ra chợ hay chạy xe gắn máy khắp các tuyến đường để bán.
Những người tới mua bắp thường mua vài chục đến cả trăm ký về để bán lại, có người luộc mang ra chợ hay chạy xe gắn máy khắp các tuyến đường để bán.
Có người dùng xe ba gác mua về, bỏ mối lại cho các tiểu thương khác
Có người dùng xe ba gác mua về, bỏ mối lại cho các tiểu thương khác
Sau khi xe tải chở hàng đến, các chủ vựa bắp thuê người phân loại ra để giao hàng cho khách.
Sau khi xe tải chở hàng đến, các chủ vựa bắp thuê người phân loại ra để giao hàng cho khách.
Chợ bắp trước đây ở gần cầu Ông Lãnh, quận 1, nhưng chợ giải tỏa nên mọi người chuyển về đây từ năm 2002, ông A Ly chia sẻ.
"Chợ bắp trước đây ở gần cầu Ông Lãnh, quận 1, nhưng chợ giải tỏa nên mọi người chuyển về đây từ năm 2002", ông A Ly chia sẻ.
Bắp mỹ (vàng) thường được bán lẻ với giá 5.000 đồng/bắp, bắp nếp rẻ hơn giá khoảng 3.000 đồng/bắp.
Bắp mỹ (vàng) thường được bán lẻ với giá 5.000 đồng/bắp, bắp nếp rẻ hơn giá khoảng 3.000 đồng/bắp.
Tùy theo kích cỡ, độ non già mà giá cũng sẽ rẻ dần theo từng loại. Trong đó loại bét nhất thường quá non, sâu bệnh, ít hạt... thì người mua hay lấy về cho gia súc ăn.
Tùy theo kích cỡ, độ non già mà giá cũng sẽ rẻ dần theo từng loại. "Trong đó loại bét nhất thường quá non, sâu bệnh, ít hạt... thì người mua hay lấy về cho gia súc ăn.
Để phân biệt bắp ngon dở chỉ cần nhìn vào phần râu và vỏ. Râu còn trắng thì bắp non, râu đen lại thì bắp đã chuyển già.
Để phân biệt bắp ngon dở chỉ cần nhìn vào phần râu và vỏ. Râu còn trắng thì bắp non, râu đen lại thì bắp đã chuyển già.
Bắp có theo mùa vụ, cuối năm thường ít hàng nên thời gian thảnh thơi của các tiểu thương nhiều hơn.
Bắp có theo mùa vụ, cuối năm thường ít hàng nên thời gian thảnh thơi của các tiểu thương nhiều hơn.
Sau khi rộ tin đồn bắp nấu bằng pin, hóa chất khiến nhiều người kinh doanh bắp gặp khó khăn về kinh tế. Những người bán bắp vẫn ăn bắp họ nấu bình thường.
Sau khi rộ tin đồn bắp nấu bằng pin, hóa chất khiến nhiều người kinh doanh bắp gặp khó khăn về kinh tế. Những người bán bắp vẫn ăn bắp họ nấu bình thường.
Bắp được chế biến thành nhiều món như bắp luộc, nướng hay xào mỡ hành...
Bắp được chế biến thành nhiều món như bắp luộc, nướng hay xào mỡ hành...

Nguyễn Quang