“Ám ảnh” giấc mơ đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa

Đi học - là một điều hiển nhiên đối với đa số trẻ em thành phố. Tuy nhiên, đối với những học sinh vùng sâu vùng xa, để duy trì con chữ là cả một hành trình nhọc nhằn, khó khăn với nhiều nỗi “ám ảnh”.

Mỗi một dịp vào đầu năm học mới, trong khi đa số trẻ em ở đồng bằng hay thành phố được bố mẹ, ông bà lo sắm sanh sách vở, bút mực, quần áo mới để háo hức đến trường thì ở những vùng sâu, ở các bản làng xa xôi, các em học sinh lại bắt đầu hành trình đến trường với muôn vàn khó khăn: đường xa, nguy hiểm, trường học tạm bợ, thiếu thốn đủ bề…

Nhọc nhằn con đường đến trường

Không phải là những con đường thẳng tắp, chỉ cần ngồi trên xe máy, ôtô chạy vèo vèo vài chục phút là tới, ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, con đường đến trường của trẻ em rất trắc trở, đầy rẫy những khó khăn nguy hiểm.

“Ám ảnh” giấc mơ đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa - 1

Nhiều nơi, học sinh phải đến trường bằng đò, là trèo đèo, lội suối, vượt rừng và cả đi bộ qua những khu vực nguy hiểm hoặc đi bộ hàng chục cây số qua những con đường đất mưa lầy, nắng bụi, ngoằn ngoèo, chông chênh…. Học sinh nam lẫn nữ phải đội sách, quần áo lên đầu, xắn quần lội qua sông. Nhiều lúc, sách vở rơi xuống nước ướt nhem. Có những nơi, học sinh phải tự chèo thuyền để qua sông.

“Ám ảnh” giấc mơ đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa - 2

Cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề

Khác biệt hoàn toàn với những ngôi trường khang trang, xây dựng kiên cố với những phân khu chức năng đầy đủ, có thư viện, phòng y tế, sân chơi, được trang bị những thiết bị dạy học hiện đại ở thành phố; những lớp học ở vùng sâu, vùng xa thiếu thốn, khó khăn trăm bề.

“Ám ảnh” giấc mơ đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa - 3

Kinh phí eo hẹp nên sự đầu tư khá hạn chế, khiến nhiều học sinh ở những vùng xa xôi vẫn phải ngồi học ở những phòng học được ghép bằng gỗ, tranh, tre, nền đất tạm bợ. Mùa nắng thì nóng bức, mùa mưa dột ướt, gió lùa tứ bề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các em học sinh.

Ngoài cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện khó khăn, để duy trì việc học đã là một nỗ lực lớn, nên học sinh ở những huyện xa xôi còn chịu nhiều thiệt thòi khi thiếu những sân chơi an toàn để rèn luyện thể chất, thư viện đọc sách...

Kinh hoàng nhà vệ sinh

Chuyện nhà vệ sinh trong trường học tưởng chừng là chuyện nhỏ đối với người lớn nhưng đó là vấn đề rất lớn đối với các em học sinh. Tại các trường ở vùng sâu, vùng xa, các huyện miền núi đây là hạng mục ít được quan tâm nhất, dẫn đến tình trạng chỉ đưa vào sử dựng được một thời gian ngắn liền bị xuống cấp và không thể sử dụng được. Nhà vệ sinh bốc mùi, thiếu nước, kém vệ sinh là tình trạng thường gặp ở các nhà vệ sinh tại các trường học.

“Ám ảnh” giấc mơ đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa - 4

Thực tế, tình trạng nhà vệ sinh trường học xuống cấp đang tác động tiêu cực tới tâm lý, sức khỏe học sinh. Theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh trường học, bình quân từ 100-200 học sinh trong một ca học phải có 1 hố tiêu. Với các trường tổ chức bán trú, nội trú đảm bảo bình quân 25 học sinh có 1 hố tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, ở nhiều nơi, để đảm bảo con số này còn là điều quá xa vời, nhất là ở những vùng xa xôi, điều kiện kinh tế còn khó khăn.

“Ám ảnh” giấc mơ đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa - 5

Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc nhà vệ sinh không đảm bảo chất lượng có thể là môi trường lý tưởng cho nhiều loại bệnh tật lây lan như bệnh hô hấp, cúm, sốt, tiêu chảy do vi khuẩn e.coli… tấn công trẻ nhỏ. Thêm nữa, tâm lý sợ nhà vệ sinh dẫn đến việc không uống nước dù khát hoặc vận động nhiều để “nhịn” không đi vệ sinh, xét về lâu dài có thể ảnh hưởng đến thận, đường tiết niệu, bàng quang… của trẻ.

Từ một cuộc khảo sát của UNICEF tại Việt Nam đã cho thấy: chỉ có 11,7% trong tổng số 73% nhà vệ sinh tại các trường học trên cả nước được khảo sát đạt chuẩn an toàn. Với con số đạt chuẩn quá thấp, khái niệm nhà vệ sinh an toàn, sạch sẽ càng trở nên hiếm hoi ở những vùng sâu, vùng xa.

Nhà vệ sinh bẩn, có mùi hôi thối, không có nước sạch, nước ở bể thì vừa đầy rác và đủ loại côn trùng muỗi là nỗi ám ảnh của rất nhiều học sinh. Đến nỗi, nếu bất đắc dĩ phải vào nhà vệ sinh, nhiều em đành chọn giải pháp vội vàng giải quyết rồi chạy ù ra ngoài cho thoát nợ hoặc cố nhịn chờ về nhà giải quyết. Quãng đường các bé hối hả chạy từ trường về nhà để đi vệ sinh rất nguy hiểm vì tâm trí chỉ chăm bẵm một mục đích duy nhất là nhanh nhanh để có thể chạy về nhà kịp lúc “trút bầu tâm sự”. Đối với những trẻ em ở các vùng còn khó khăn, con đường đến trường đã gập ghềnh với nhiều khó khăn mà đường về nhà luôn mang thêm một “nỗi buồn” không thể giải quyết ở trường vì nhà trường… không có nhà vệ sinh sạch.

Cùng Vim trở thành Chiến Binh Nhà Vệ Sinh giải cứu hoạc sinh Việt. Với mỗi chai Vim mua tại siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc từ ngày 04/11 đến 26/11, bạn sẽ đóng góp một chai Vim để nâng cao điều kiện vệ sinh cho học sinh nông thôn Việt Nam, đồng thời được nhận một vé tham gia ngày hội “Chiến Binh Nhà Vệ Sinh” cho mẹ và bé tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chi tiết ngày hội tham khảo ngay tại: Phim Trường Chiến Binh Nhà Vệ Sinh