Gặp người giữ lửa nghề kim hoàn ở Việt Nam

Không chỉ là người sáng lập và gây dựng nên thương hiệu Vàng Bảo Tín Mạnh Hải, suốt 30 năm qua, ông Vũ Mạnh Hải còn được xem như người giữ lửa nghề kim hoàn tại Việt Nam

Ông Vũ Mạnh Hải – Chủ tịch HĐQT Bảo Tín Mạnh Hải không chỉ là một danh nhân thành công, ông còn được biết đến là một nghệ nhân với nhiều đóng góp cho ngành kim hoàn Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề, mẹ ông – bà Lương Thị Điểm chính là người sáng lập nên thương hiệu Vàng Bảo Tín, chủ tịch hệ thống tập đoàn Bảo Tín ngày nay. Chính vì thế, ngay từ khi còn nhỏ ông Hải đã may mắn được mẹ truyền nghề và dạy cho những kỹ thuật chế tác vàng truyền thống của Việt Nam.

Khi mới 16 tuổi, ông Hải đã thành thạo việc “cầm giũa” làm nghề. Nhờ sự chăm chỉ, đam mê và không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ông Hải nhanh chóng trở thành thợ kim hoàn nức tiếng trong vùng. Những sản phẩm do ông làm ra, không chỉ thể hiện được kỹ thuật chế tác tinh xảo mà còn phô diễn được sự tài hoa, khéo léo của người thợ.

Để thành công với những tác phẩm của mình, ông Hải không chỉ phải dồn hết tâm huyết mà còn chăm chỉ đọc thêm sách báo đồng thời tìm tòi, cập nhập các kỹ thuật chế tác vàng hiện đại.
Để thành công với những tác phẩm của mình, ông Hải không chỉ phải dồn hết tâm huyết mà còn chăm chỉ đọc thêm sách báo đồng thời tìm tòi, cập nhập các kỹ thuật chế tác vàng hiện đại.

Nhớ lại giai đoạn này, ông Hải trải lòng: “Thời xưa, máy móc rất hạn chế, tất cả các công đoạn chế tác vàng đều được làm thủ công. Vì thế đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, chính xác và cực kỳ khéo léo, chỉ một sơ suất nhỏ cũng khiến sản phẩm bị lỗi. Thời gian đầu khi theo nghề rất vất vả, tôi làm hỏng nhiều, có lúc nản muốn bỏ cuộc nhưng rồi “máu kim hoàn” lại khiến tôi say mê đến quên ăn, quên ngủ”.

Năm 1990, nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, ông Hải đứng ra thành lập xưởng chế tác vàng riêng.Thời điểm đó, khu xưởng chỉ có 4 nhân công, ông Hải vừa làm chủ vừa phải đứng ra dạy nghề cho thợ.Theo ông Hải, chế tác vàng quan trọng nhất là truyền tải được thần thái, thể hiện được sự tinh xảo trong từng sản phẩm. Người làm nghề phải nắm chắc kỹ thuật từ khâu luyện vàng, gõ rồi mài, miết, uốn và khò vàng… Sản phẩm vàng đạt yêu cầu phải hoàn chỉnh, tinh xảo, trong đó các chi tiết phải hài hòa, cân xứng. Mỗi một sản phẩm không chỉ là món đồ trang sức mà theo nghệ nhân này còn là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe, thể hiện sự tinh túy, điêu luyện của tay nghề người thợ.

Ông Hải cho biết luôn đau đáu với việc truyền nghề cho thế hệ trẻ
Ông Hải cho biết luôn đau đáu với việc truyền nghề cho thế hệ trẻ

Để thành công với những tác phẩm của mình, ông Hải không chỉ phải dồn hết tâm huyết mà còn chăm chỉ đọc thêm sách báo đồng thời tìm tòi, cập nhập các kỹ thuật chế tác vàng hiện đại. Ông cũng là một trong số những doanh nhân đầu tiên ở Hà Nội, lăn lội ra nước ngoài tìm kiếm các công nghệ mới. Chính vì thế, những sản phẩm vàng của ông nhanh chóng được nhiều người biết đến và xây dựng được thương hiệu riêng. Đến năm 1992, chỉ sau 2 năm mở xưởng, ông Vũ Mạnh Hải đã quyết định khai trương cửa hàng vàng ở số 39 Nguyễn Trãi. Đây cũng là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho thương hiệu Vàng Bảo Tín Mạnh Hải sau này.

Nhớ lại giai đoạn này, ông Hải kể: “Những năm 90 các sản phẩm vàng truyền thống rất đơn điệu, nghèo nàn về mẫu mã. Để tạo ra dấu ấn riêng cho các sản phẩm của mình, tôi phải ra nước ngoài nghiên cứu việc chế tác, pha trộn các loại vàng; đồng thời vay mượn tiền bạc để đầu tư thêm máy móc hiện đại để hỗ trợ”. Ở giai đoạn sau này, nghệ nhân Vũ Mạnh Hải cũng nhiều lần tự bỏ chi phí, tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm kim hoàn Việt Nam ở nước ngoài.

Theo ông Hải chế tác vàng quan trọng nhất là truyền tải được thần thái, thể hiện được sự tinh xảo trong từng sản phẩm
Theo ông Hải chế tác vàng quan trọng nhất là truyền tải được thần thái, thể hiện được sự tinh xảo trong từng sản phẩm

Cũng nhờ sự nhanh nhạy này, các sản phẩm vàng mang thương hiệu Mạnh Hải nhanh chóng được nhiều người biết đến và tin dùng.

Cứ như thế, từ một cửa hàng nhỏ chỉ rộng khoảng 7m2, Bảo tín Mạnh Hải liên tục phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay sau gần 30 năm hoạt động, ông Hải đã xây dựng được 5 xưởng chế tác vàng, 2 cửa hàng bày bán sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho trên 200 lao động.

Gặp người giữ lửa nghề kim hoàn ở Việt Nam - 4
Gặp người giữ lửa nghề kim hoàn ở Việt Nam - 5

Đặc biệt, trước những đóng góp, cống hiến cho ngành kim hoàn Việt Nam, ông Vũ Mạnh Hải được UBND TP Hà Nội Phong phong tặng là “Nghệ nhân Hà Nội”, ông cũng được trao tặng huy hiệu “Bàn tay Vàng” nhờ kỹ thuật chế tác tinh xảo mà khó ai bì kịp.

Ông Hải phát biểu trong Lễ kết nạp Đảng Viên tháng 2/2017
Ông Hải phát biểu trong Lễ kết nạp Đảng Viên tháng 2/2017

Gần nửa đời người gắn bó với nghề, trải qua không ít những thăng trầm, biến động, vui có, buồn cũng không ít song hạnh phúc lớn nhất của người nghệ nhân này là đã đào tạo và truyền đam mê, tình yêu nghề cho nhiều thế hệ.“Làm nghề gì cũng cần đặt chữ tâm lên hàng đầu, đặc biệt là nghề chế tác vàng. Vàng Mạnh Hải nức tiếng xa gần và xây dựng được chỗ đứng riêng trên thị trường cũng khởi nguồn từ lẽ đó. Một sản phẩm mang thương hiệu Bảo Tín Mạnh Hải không chỉ là một tác phẩm tinh xảo, được trau chuốt kỹ lưỡng mà còn đảm bảo sự chính xác, chất lượng tốt nhất.

Trong đó, phải luôn giữ được chữ “Tín” với khách hàng. Trong nhiều năm qua, tôi luôn đau đáu với việc làm sao đào tạo được những người thợ có kỹ thuật cao, có thể đưa ngành kim hoàn Việt Nam vươn ra biển lớn, khẳng định được thương hiệu của mình”, ông Hải trải lòng.

Phải chứng kiến cách ông Hải say sưa nói về nghề, về những dự định để đưa nghề kim hoàn Việt ra thế giới mới thấy người nghệ nhân này yêu và đam mê với nghề như thế nào. Có lẽ quả không sai khi nhiều người ví ông Vũ Mạnh Hải như: “người giữ lửa nghề kim hoàn” ở Việt Nam.