Vẫn lo lắng về nạn học sinh chết do đuối nước

(Dân trí) - Học sinh bị chết vì đuối nước sẽ vẫn có thể còn tiếp tục xẩy ra và làm thế nào để ngăn ngừa được những sự việc đáng tiếc đó, vẫn còn là điều nan giải đối với các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội.

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

Bạn đoc Phương Phương lo lắng mấy tháng gần đây Các vụ đuối nước cứ liên tục xảy ra.” truong tran truongtran1955@gmail.com ” : “Mùa hè năm nay xảy ra rất nhiều vụ đuối nước . Nghe mà đau lòng quá.” và bạn đọc Phùng Tứ bayvut@gmail.com than: “Sao dạo này nhiều tang thương tập thể vậy trời. Đau xót quá”

Sự lo lắng của cácbạn đọc của báo là có căn cứ khi dồn dập xẩy ra ngày 2/5 tại Khu nghỉ mát Suối Voi (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, một em học sinh lớp 12 trường THPT Vinh Lộc, huyện Phú Lộc. cùng bạn bè đi đến Suối Voi chơi đã tắm và bi chết do đuối nước. 2/7, 4 sinh viên tình nguyện của trường Đại học Ngoại thương trong khi đi qua đập tràn tại khu vực cầu Pác Hoóc, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã trượt chân rơi xuống vũng nước sâu ngay cạnh đập. 3 sinh viên bị nước cuốn chìm. 4/7, tại thôn Hưng Đạo, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 5 học sinh Trường THCS Đông Lỗ thiệt mạng. Và thật hú vía khi ngày 22/5, rủ nhau đi tắm biển tại Khu du lịch biển Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, một nhóm hơn 30 sinh viên đến từ một trường đại học ở Hà Nội đã bị sóng biển đẩy ra xa, tổ cứu hộ, cứu nạn thuộc Phòng Cảnh sát PCCC số 2 đã tổ chức ứng cứu kịp thời, nếu không thì hậu quả khôn lường. Bình luận về vụ việc này, bạn đọc nguyen cuong ngtrunghungrhm81b@yahoo.com mừng vì: “Suýt nữa là tai bạn kinh hoàng.Thích nhất là 2 từ " kịp thời".Ước mọi việc đều kịp thời.”

Từ những vụ đuối nước trên, bạn đọc Hoàng Đức Hạnh hoangduchanh.hdv@gmail.com nêu nguyên nhân do các nạn nhân “Kỹ năng phòng tránh tai nạn kém.” Trần Huy phadanaco@gmail.com đề cập cụ thể hơn: “... Gần đây việc học sinh đuối nước xẩy ra quá nhiều, theo tôi đây là lỗi của người lớn. Tại sao chúng ta không bảo vệ con em của mình bằng việc tập bơi cho trẻ? 2 đứa con của tôi biết bơi lội lúc 4 tuổi nên rất yên tâm khi chúng đi chơi cùng bạn bè ở vùng sông nước, tuy nhiên chúng ta cũng cần dạy các em kỹ năng cứu bạn khi gặp sự cố. Tôi thấy hiện nay rất nhiều trẻ không biết bơi do phụ huynh không cho các em tiếp xúc với sông nước do sợ nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Xin các bậc phụ huynh hãy sắp xếp thời gian đưa con của mình đến các điểm tập bơi lội hoặc nhũng con kênh, mương, sông sạch ở gần nhà tập bơi cho các cháu để tránh những trường hợp đau lòng xẩy ra.” hoquynh hovanquynhquynh@gmail.com : “Tội nghiệp các em. Phải cho các em học bơi, chứ một em không biết bơi và 4 em biết bơi cũng có thể bị đuối nước cả vì khi ngạt nước thì người này kéo người kia chìm thôi.”

Khẳng định trên thực tế, điều này có thể làm được, bạn đọc Nguyễn đức Thọ nguyenductho.dtqn@gmail.com cho biết: “Thị xã Đông Triều quê tôi vừa phát động chương trình bể bơi cho em và trong hè này lắp đặt 21 bể bơi cho 21 xã phường trên thị xã. Mong rằng những tai nạn thương tâm như vậy không còn nữa. Xin chia buồn cùng gia đình các em.”

Liên quan đến ngành giáo dục trong việc giải quyết nạn đuối nước trong học sinh, Bạn đọc Lữ Tiêu teddy_l.u.v@hotmail.com cho rằng: “.... Theo tôi thì trước hết gia đình và Bộ Giáo dục hăy lên tiếng nhiều để dậy dỗ, cảnh báo các cháu về việc hiểm nguy khi vì trời nóng mà không biết bơi rủ nhau đi tắm ở các ao, hồ, sông ngòi v.v...”

Nâng lên mức cao hơn, bạn đọc Vũ Thu Minh Thuminh95@gmail.com muốn : “Kiến nghị nghành giáo dục đưa môn bơi lội vào chương trình thể dục của nhà trường để dạy cho các em tập bơi - nhằm tránh cho các em những cái chết thương tâm như thế này.” Cũng vậy, trần công tiến trcoti@gmail.com muốn : “Đưa môn bơi lội vào chương trình giáo dục” Vũ Thu Minh Thuminh95@gmail.com : “... Nhà trường nên cho học sinh tập bơi trong môn thể dục để các Em biết bơi - khỏi chết đuối thương tâm nữa.” Nhìn Đời Rơi Lệ Thachanh.msb@gmail.com : “Môn bơi cần phải sớm được đưa vào trường học. Có thể từ lớp 1 hoặc sớm hơn là từ cấp mầm non.” Nguyen phucnguyen7179@gmail.com: “Phải dạy bơi trong chương trình tiểu học và trung học cơ sở ngay thôi.”

Đi sâu hơn vào vấn đề này, Liên Hương 05.mocmeo@gmail.com phân tích: “Cách cứu người chết đuối mới là quan trọng. Biết bơi chưa chắc đã biết cứu người chết đuối.” Quỳnh Anh ktdientu@gmail.com ; “... Không những phải dạy các em bơi mà còn cả kỹ năng cứu nạn. Chẳng hạn 3 bạn chỉ cần nhanh trí cởi quần áo dài hoặc kiếm dây, cành cây thay vì trực tiếp đưa tay thì vừa cứu được bạn mà an toàn.” Nguyen thi chuc Zunpham107@gmail.com : “Nên dạy kĩ năng cứu người đuối nước bởi không phải biết bơi đã cứu được. Nếu không trong cơn hoảng loạn, người cứu và người được cứu sẽ dìm nhau trong nước.

Bùi Thành Buivanthanh90@yahoo.com đề xuất: “Nhà trường đã tập huấn. nhưng chắc chắn chưa lường hết các rủi ro. Năm nào cũng vậy, mùa lũ đến đây đó vẫn xảy ra. Hơn bao giờ hết, Bộ Giáo dục nên tổng kết tất cả các rửi ro, tai nạn thành một quy trình phòng tránh, đưa lên mạng cho những ai chuẩn bị chuyến đi nên tìm hiểu và đọc.”

Tuy nhiên, trong việc dạy các em biết bơi cũng có những cái khó, bạn Trang nguyenchien604@yahoo.com ” băn khoăn: “ ở nông thôn không có bể bơi, để dạy học bơi cơ chứ. Đa phần các em nhỏ bị chết đuối đều ở vùng nông thôn. Cách đây 1 tháng ở quê tôi, Kim Sơn Ninh Bình, 2 anh em ruột đi mò ốc, hến, bị chết đuối. Vậy nên cần phổ cập môn bơi lội vào chương trình học, các em ở nông thôn, ko có bể bơi, không có điều kiện như ởthành phố, các em được học, sẽ có kiến thức để chống đuối nước.”

Vì vậy, học sinh bị chết vì đuối nước sẽ vẫn có thể còn tiếp tục xẩy ra và làm thế nào để ngăn ngừa được những sự việc đáng tiếc đó, vẫn còn là điều nan giải đối với các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội.

Nguyễn Đoàn (tổng hợp)