Ý kiến chuyên gia

Trẻ nhỏ và màn hình

(Dân trí) - Màn hình ở đây là gồm có TV, games, Ipad, máy tính, điện thoại di động, ... Trẻ tiếp cận với màn hình rất sớm nhưng không phải chỉ ở nước ta, ở trời Âu, nhiều bác sĩ, nhà tâm lý đã khuyên cha mẹ trẻ phải thận trọng...

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

Một cách ngắn gọn, luật «3-6-9-12»

1.Không màn hình trước 3 tuổi, hay ít nhất là tránh tối đa. Trước 3 tuổi trẻ bị lôi cuốn hấp dẫn bởi màn hình nhưng chúng không tiếp thu được vì các hình ảnh biến chuyển nhanh quá Màn hình làm chúng mõi mắt một cách vô ích.

2. Không chơi games trước 6 tuổi ngay cả khi những nhà sản xuất games quảng cáo hết mình về những trò chơi của tuổi mẫu giáo - họ biết là tạo thói quen sớm thì trẻ sẽ thành những người tiêu dùng trung thành trong nhiều năm- Nhưng không cho trẻ chơi games vì những trò chơi này có sức lôi cuốn rất lớn, trẻ chưa đủ miễn nhiểm hay suy luận để rời màn hình cho những sinh hoạt khác – những sinh hoạt tối cần thiết cho trẻ ở độ tuổi này, chúng rất cần phát triển thể hình, vận động, khám phá ngôn ngữ và cảm giác

3.Không Internet trước 9 tuổi, và Internet có hướng dẫn cho tới khi trẻ vào trung học, lớp 6 - tức là 12 tuổi. Hướng dẫn của người lớn cần để tránh cho trẻ tiếp cận những hình ảnh không thích hợp với độ tuổi và tránh cho chúng những sinh hoạt, trên mạng, có hại cho chính bản thân chúng – đưa đời tư lên facebook chẳng hạn – vì chúng chưa ý thức được rõ ràng cái nào là riêng tư, cái nào là thật là giả.

4. Internet một mình từ 12 tuổi, khi chúng đã thấm nhuần những cẩn mật cần thiết, biết tôn trọng thời dụng biểu và những sinh hoạt khác,... Tức là lúc trẻ đủ khả năng quyết định và tổ chức sinh hoạt của mình. Biết giờ phải đi ngủ hay giờ phải dành cho việc học. Cha mẹ vẫn còn phải sàng lọc những địa chỉ cấm kỵ (các sites về sex hay các trò chơi may rủi chẳng hạn) bằng cách dùng những phương tiện phần mềm làm rào cản .

5. Luật «3-6-9-12» tổng quát, cần nhưng chưa đủ. Quỹ thời gian cho trẻ phải có giới hạn rõ ràng. Cở 3 tới 5 tuổi chẳng hạn, một giờ mỗi ngày trước màn hình là giới hạn cần thiết. Ở tuổi này chúng bắt đầu có khả năng hiểu được những kỹ thuật sản xuất thông tin phân biệt cái đùa, cái nghiêm chỉnh , cái giả, cái thật. Màn hình khác đời thường, ... Cha mẹ cần đối thoại với chúng về những vấn đề này.

Trẻ 3 tuổi biết là không được nhận kẹo hay đi theo một người lạ. Tức là chúng có khả năng hiểu rằng những gì trên màn hình không hẳn là sự thật.

.Từ màn hình tới giáo dục về truyền thông?

Khác với các thế hệ trước, hiện trẻ được sinh ra với vô vàn loại màn hình. Nhưng cách dùng các màn hình này không bẩm sinh. Từng bước, trẻ cần được giải thích để nắm rõ mặt trái của sự việc và học cách đối xử để thận trọng hầu làm chủ - chứ không là nạn nhân- của các phương tiện thông tin.

Đối thoại với trẻ bắt đầu từ gia đình. Trường học tiếp tục sau đó và từ từ trẻ dùng các màn hình, các phương tiện thông tin, ... một cách có suy nghĩ, với cẩn mật.

Nguyễn Huỳnh Mai

.Tài liệu tham khảo

Tisseron S., Les dangers de la télé pour les bébés. Toulouse NXB Eres, 2009.

Tisseron S., Qui a peur des jeux vidéo? NXB Albin Michel, 2008 (cùng với tác giả Isabelle Gravillon).

L'enfant et les écrans - Avis de l'Académie des Sciences. 21 janvier 2013, trình bày bởi Bach J.-Fr., Houdé O., Léna P. và Tisseron S. NXB Les Pommiers.