1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Sếp phó EVN: Xây bể bơi, sân tennis là có!

(Dân trí) - Ông Đinh Quang Tri khẳng định, do các hạng mục này ở Nhiệt điện Cần Thơ mới hoàn thành hồi tháng 5 nên chưa đưa vào giá thành, dự kiến lấy từ nguồn quỹ phúc lợi. Nhưng về nguyên tắc là được phép hạch toán nhà ở vận hành của công nhân vào giá thành.

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và EVN sắp tới sẽ bàn bạc về định mức hạch toán chi phí 

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và EVN sắp tới sẽ bàn bạc về định mức hạch toán chi phí xây dựng các nhà ở cho cán bộ nhân viên vào giá thành (Ảnh:BD).

Như Dân trí đã đưa tin, liên quan đến câu chuyện lùm xùm về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính tiền biệt thự, bể bơi... vào giá điện, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính phải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng rà soát khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của ngành điện (trong đó có 6 dự án nguồn điện nêu trong kết luận thanh tra) cũng như đối với các Nhà máy, Khu công nghiệp khác; có hướng dẫn cụ thể và phù hợp, báo cáo Thủ tướng trong tháng 2/2014.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


6 dự án nguồn điện này bao gồm Nhiệt điện Ô Môn 1, Nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Hải Phòng 1, Nhiệt điện Quảng Ninh 1 đều có hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh Tra Chính phủ, trên thực tế, hạng mục này chính là 355.000 m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng.

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều 27/12, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc EVN thừa nhận, trên thực tế, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ có xây 1 bể bơi cho khu chuyên gia và 1 sân tennis nhưng mới được hoàn thành vào tháng 5/2013 nên chưa hạch toán vào giá thành. 

Lãnh đạo EVN quả quyết: "Chúng tôi chỉ đạo Công ty Nhiệt điện Cần Thơ phải hạch toán từ nguồn quỹ phúc lợi chứ không được đưa vào giá thành".

Tuy nhiên, ông Tri cũng đưa ra thông tin, rằng, Thủ tướng có giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết, không chỉ đối với EVN mà với các doanh nghiệp khác nữa trong việc hạch toán các nhà ở vận hành của công nhân vào trong giá thành. 

Theo ông Tri, kể cả trong khu vực doanh nghiệp FDI, Nhà nước cũng cấp đất và cho phép họ xây dựng các nhà ở cho cán bộ nhân viên và cũng được hạch toán chi phí vào trong giá thành. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương phải hướng dẫn mức như thế nào thì được hạch toán vào giá thành. Còn nếu xây mức cao quá thì phải lấy từ nguồn khác.

Lãnh đạo EVN cũng nói thêm, hiện nay do định mức chưa rõ ràng nên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và EVN sắp tới sẽ thỏa thuận để xem xét. Thủ tướng có yêu cầu trong tháng 2 Bộ Tài chính phải có báo cáo với Thủ tướng về vấn đề này.

Không được tuyển mới nhân sự
 
Liên quan đến quản trị nhân sự trong EVN, ông Đinh Quang Tri nói, mới đây, Chủ tịch EVN đã ký văn bản gửi tất cả các đơn vị trong Tập đoàn yêu cầu không được tuyển nhân sự mới mà chỉ được điều chuyển, trừ trường hợp đặc biệt phải trình lên Hội đồng Thành viên EVN phê duyệt.

Tập đoàn đã thành lập một ban chỉ đạo về tăng năng suất và  tái cơ cấu nhân sự do Tổng giám đốc EVN làm Trưởng ban và ông Tri cũng đóng vai trò Phó Trưởng ban. Các thành viên còn lại bao gồm tất cả Tổng giám đốc của 9 Tổng công ty nhằm bàn các giải pháp để tăng năng suất lao động. 

Theo ông Tri, việc tăng năng suất là bài toán, chiến lược lâu dài của EVN. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN chịu nhiều tác động, mà nhãn tiền là tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ năm 2012 đã thấp hơn. Qua đó, khiến tăng trưởng điện thấp hơn so với dự báo. Nếu mức dự báo tăng trưởng điện trong năm 2013 là 13% thì thực tế lại chỉ đạt chưa tới 10%. 

Nói về kế hoạch lương thưởng năm 2013 của Tập đoàn, ông Tri cho biết, do chưa hết năm nên chưa có cơ sở công bố. Về quy chế, hoạt động kinh doanh phải có lãi, và tiền lương trên cơ sở quyết toán theo đơn giá, vượt kế hoạch lợi nhuận mới có thưởng theo quy định Nhà nước.

Kết quả sơ bộ năm 2013, EVN lãi khoảng 120 tỷ do phải bù toàn bộ số lỗ lũy kế hơn 4.000 tỷ và bù một phần lỗ chênh lệch tỷ giá được phân bổ cho năm nay.

Bích Diệp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước