Phương pháp dùng “Các mảnh ghép” là cách dạy học tốt

(Dân trí) - Hiện nay nhiều sinh viên đại học vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học tự nghiên cứu. Một số giảng viên dạy học theo phương pháp cũ nặng về truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với sinh viên, cũng như giữa các sinh viên với nhau.

Từ thực trạng trên, với tâm huyết của một giảng viên lâu năm, lại có điều kiện tham gia các buổi tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” của Bộ giáo dục – đào tạo tổ chức, tôi mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong các học phần mình giảng dạy như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học dự án, phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, Xêmina …và gần đây nhất tôi sử dụng Kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học. Tôi nhận thấy khi sử dụng kỹ thuật này thì tiết dạy học tăng thêm tính hứng thú, bản thân người học tự giác động não, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
 
Phương pháp dùng “Các mảnh ghép” là cách dạy học tốt - 1

(Ảnh có tính chất minh họa)

 

 Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.

 

 Cách tiến hành:              

 

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:

+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A                                

+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B

+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.

 

 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:

Ø      Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.

Ø      Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.

Ø      Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.

Ø      Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.

        Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, tạo ra đội ngũ giáo viên trong tương lai độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp:

Ø      Trước khi lên lớp giảng viên phải giới thiệu trước cho sinh viên một số tài liệu có liên quan đến học phần mình giảng dạy để sinh viên có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu.

Ø      Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm sinh viên một chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm các sinh viên sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu cầu của giảng viên. Phương pháp này giúp sinh viên rèn luyện cho sinh viên tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.

Ø      Khi sinh viên đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các sinh viên có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà giảng viên nêu ra. Về phía giảng viên  thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi sinh viên thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc.

 

Ý kiến của sinh viên:

 

Vừa qua tôi được phân công dạy 10 tiết học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên – xã hội (Phần Địa lý) lớp K14TH1 , tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tự nghiên tài liệu và kỹ thuật các mảnh ghép. Sau khi kết thúc 10 tiết dạy tôi đã gửi đến 40 em sinh viên của lớp K14TH1 một câu hỏi về “Cảm nhận của các em về giảng viên khi cung cấp kiến thức, sử dụng phương pháp dạy học và thái độ lên lớp”. Em Thạch Thị Hồng Phúc cho rằng: Khi cô sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép chúng em chẳng những tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ cô mà có thể học hỏi trao đổi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm từ bạn bè. Em Huỳnh Hồng Thanh Tâm “Cô sử dụng phương pháp các mảnh ghép có ưu điểm là tạo điều kiện cho mỗi người học tiếp thu một cách trọn vẹn tất cả nội dung bài học, tiết kiệm thời gian mà kiến thức người học tiếp thu đầy đủ và dễ hiểu. Thái độ tích cự của người dạy đã góp phần tác động đến người học, do đó người học cũng tích cực tham gia  bài học”. Em Tăng Thị NaRunl “Cô sử dụng nhiều phương pháp như thảo luận nhóm, tự nghiên cứu, các mảnh ghép tạo cho lớp sinh động, các em có thể hiểu bài và nắm vững ngay trong lớp, các em có điều kiện trao đổi kiến thức với các bạn, học hỏi lẫn nhau”.Tôi rất vui và hạnh phúc vì tất cả 40 em sinh viên đều có chung nhận xét là việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép làm cho tiết học thêm hứng thú, lớp học sinh động, làm việc có hiệu quả, giúp các em hiểu kiến thức một cách nhanh chóng.

 

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học, được tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, tôi thiết nghĩ là giảng viên đứng lớp phải biết kết hợp nhiều yếu tố như có kiến thức rộng, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và có thái độ nhiệt tình, luôn quan tâm đến người học. Bên cạnh những yếu tố vừa nêu về phía quản lý giáo dục nên quan tâm đến số lượng sinh viên trên một lớp, thời lượng kiến thức cho một học phần, cách đánh giá, thi cử cho phù hợp thì việc đổi mới phương pháp dạy học đem lại hiệu quả tốt hơn.

 

                                                                           Giảng viên Trần Thị Mỹ Dung  

 

LTS Dân trí - Bài viết trên đây cho thấy kết quả của việc vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhất là kỹ thuật “các mảnh ghép” vào các tiết học về Phương pháp dạy học tự nhiên-xã hội (phần Địa lý). Thành công đó bắt nguồn từ việc lựa chọn đúng phương pháp đối với môn học cũng như đúng đối tượng là những sinh viên đại học.

 

Những ý kiến phản ảnh của các sinh viên cho thấy các phương pháp mới giúp cho các em thấy hứng thú trong việc chủ động nghiên cứu trước tài liệu, để có kiến thức đóng góp ý kiến trong nhóm, đồng thời được trao đổi ý kiến với các bạn cũng như cô giáo (ở cả vòng 1 và 2), cho nên nắm vững kiến thức bài học.

 

Đấy là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu của cả thầy lẫn trò. Nhưng đây cũng không phải là “phương pháp vạn năng” để áp dụng thích hợp với mọi môn học cũng như mọi đối tượng.

 


 

 

Là hình thức học tập hợpTrà T tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

-     Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

-           Kích thích sự tham gia tích cực của HS: