Bạn đọc viết

Phạt tù đối với hành vi ngoại tình là điều không dễ xử lý

Phạt tù đối với hành vi ngoại tình dẫn đến một trong các bên phải ly hôn, thực ra các nước trên thế giới đã bỏ quy định này từ rất lâu, quy định này thực tế là không phù hợp, có gì đó ảnh hưởng đến quyền con người. Vì vậy, dù áp dụng trên thực tế nhưng cũng sẽ vấp phải sự phản đối từ dư luận

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

Sắp tới đây, hành vi ngoại tình sẽ bị phạt tù theo quy định điều 182, Bộ luật hình sự (BLHS) 2015, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngoại tình là không khả thi huống chi là phạt tù. Một quy định của pháp luật liên quan đến cuộc sống được người dân bàn tán sôi nổi, thậm chí là gây gắt khi mà quy định này đã có hiệu lực thi hành. Vậy, tại sao trong quá trình dự thảo quy định này, người dân không có ý kiến để tham gia xây dựng luật hay quy trình lấy ý kiến nhân dân đối với các văn bản quy phạm pháp luật có vấn đề? Do đó, cần phải xem xét lại quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay.

Quy định hành vi ngoại tình mà dư luận quan tâm và không khỏi lo lắng bởi nó là hình phạt thiếu tính khả thi và nếu phải xử lý thì quá nặng. Vì trên thực tế, cuộc sống hôn nhân muôn hình muôn vẻ, nhiều cặp vợ chồng không còn tình cảm nhưng vẫn sống chung với nhau chỉ vì cha mẹ của các bên, vì con cái hoặc vì vị trí công tác và mặc cảm xã hội...ràng buộc. Để đáp ứng nhu cầu tình cảm, một trong các bên đều có sự lựa chọn cho mình một người bạn để thỏa mãn nhu cầu tình cảm, nếu xảy ra ly hôn thì lúc này họ là người phạm tội... Thực tiễn hiện nay, đa số các vụ việc ly hôn hầu hết là do ngoại tình gây nên, nhưng để xử lý hình sự vì tội danh này là không phải đơn giản, bởi khó tìm ra chứng cứ để buộc tội. Khi tòa án thụ lý vụ việc ly hôn, nghĩa là thụ lý giải quyết vụ việc dân sự, quá trình giải quyết, tòa án đều áp dụng thủ tục hoà giải, hàn gắn hôn nhân, nếu không thành thì mới xét xử. Trong quá trình xét xử, nhận thấy cuộc sống hôn nhân không đạt được nguyên nhân là do ngoại tình (tức là chứng cứ phạm tội) và tòa án quyết định cho ly hôn. Lúc này, tòa dân sự phải chuyển hồ sơ có dấu hiệu phạm tội cho cơ quan cảnh sát điều tra, để khởi tố và xét xử theo trình tự, thủ tục của Luật tố tụng hình sự. Như vậy, một vụ việc ly hôn do ngoại tình phải do nhiều cơ quan như tòa án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và nhiều phiên tòa xét xử dân sự, hình sự chưa kể là các cơ quan, đoàn thể khác có liên quan phối hợp để giải quyết một vụ vụ việc, sẽ rất tốn kém chi phí và thời gian của các cơ quan nhà nước cũng như các các bên có liên quan.

Phạt tù đối với hành vi ngoại tình dẫn đến một trong các bên phải ly hôn, thực ra các nước trên thế giới đã bỏ quy định này từ rất lâu, quy định này thực tế là không phù hợp, có gì đó ảnh hưởng đến quyền con người. Vì vậy, dù áp dụng trên thực tế nhưng cũng sẽ vấp phải sự phản đối từ dư luận, lý do trong cuộc sống hôn nhân, ngoại tình chưa hẳn là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn và ngược lại. Ly hôn tổng hợp những mâu thuẩn trong cuộc sống hôn nhân cứ âm ỉ, tích tụ hàng ngày, chờ đợi ngày bùng phát và khi ngoại tình xảy ra cũng chỉ là "giọt nước làm tràn ly".

Đỗ Văn Nhân

Địa chỉ: 211, Trần Hưng Đạo, tp Kon Tum, Kon Tum