Nghị định 167...: Văn minh nhưng vẫn vướng "vòng kim cô"

(Dân trí) - 28/12 là ngày đầu tiên Nghị định 167/2013/NĐ-CP (NĐ 167) có hiệu lực. Suốt một ngày qua sức nóng trên bàn tròn dư luận đột ngột gia tăng với nhiều cung bậc xúc cảm, tạo nét chấm phá khá tiêu biểu cho Diễn đàn dịp cuối tuần cũng là cuối năm này.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 
Cần nhưng chưa đủ

 

Là con người sống trong xã hội văn mình, chắc hẳn ai cũng hiểu mục đích hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại thể hiện qua mục tiêu mà NĐ167 hướng tới. Nhưng (vẫn lại có chữ “nhưng” cố hữu) khi áp dụng trong hoàn cảnh thực tế của xã hội VN hiện nay, lại thấy rõ ngay những yếu tố “bất khả thi”. Đúng là Cần nhưng vẫn còn chưa đủ tính khả thi đúng như phân tích của nhiều bạn đọc:

 

“Đúng ra NĐ167 này phải ra đời từ lâu mới đúng, vì đã bị chứng cảnh trái mắt ở nơi công cộng rất nhiều. Nhất là khi đi trên đường phố phải nhìn cảnh mấy ông xe ôm, lao động thời vụ… cứ ngang nhiên tiểu tiện ngay gốc cây, trên vỉa hè… Con đường gốm sứ ở HN mất biết bao nhiêu tiền của, công sức nghệ thuật mới được đẹp đẽ như vậy mà cũng bị một số người vô ý thức phóng uế, tiểu  tiện bừa bãi… Là một người dân, tôi hưởng ứng và đồng tình với những quy định trong nghị định, mong mọi người cũng đồng tình hưởng ứng để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn” – Cu Mi: Thaonguyen_8383@yahoo.com

 

“Hoan hô! VN sẽ văn minh như các quốc gia văn minh trên thế giới. Đây mới là tầm cỡ quốc tế của VN. Chế tài này cần thực thi nghiêm minh và phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin. Đặc biệt nó phải được đưa vào các bài giảng về luật pháp đầu tiên từ cấp phổ thông cơ sở” - Vietnam:  vietnam@ymail.com

 

“Tuy có thể NĐ 167 này còn có những điểm chưa đâu vào đâu, nhưng ý nghĩa lớn nhất là nói lên 1 điều rằng: Những hành động như nêu trên là không đúng, sai trái và đáng bị chúng ta lên án. Dù bị phạt hay không thì đó cũng là những hành vi cần phải ngăn chặn” - Trần Hữu Quản:  huuquanhy@gmail.com

 

“Có luật là mừng rồi, nhưng nói dễ mà làm thì ở VN vẫn khó lắm! Trừ những trường hợp cãi vã nhau thật to thì hàng xóm biết và làm chứng cho, còn cãi chửi nhau trong nhà thì làm gì có bằng chứng để mà tố giác? Cũng vậy, hiện tượng phóng uế bừa bãi dù nhìn thấy song ai là người bắt phạt khi chỉ vài phút là "tội phạm" biến mất rồi còn đâu? Nếu bắt phạt được thì theo tôi ngoài số tiền phải nộp, nên bắt đi lao động công ích vài ngày ở nơi mà ai cũng nhìn thấy để họ phải xấu hổ, nhìn nhận lại mình. Rồi thông báo về cơ quan nơi người đó làm việc hoặc nơi cư trú…mới có tác dụng răn đe” - Ngan:  ngandhl@yahoo.com

 

“Theo tôi nghĩ, NĐ 167 ban hành ra là để giúp người dân ý thức hơn trong cách ăn ở, đó là điều có ý nghĩa đáng kể. Tuy nhiên xin quý vị hãy xem xét hết mọi góc cạnh và góc độ. Nhất là vì cuộc sống gia đình là đời sống riêng tư, nên cũng không thể tránh khỏi những điều tiếng to nhỏ qua lại giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái…Đôi khi nhờ những tiếng qua lại đó mà những người trong gia đình hiểu nhau hơn và yêu thương nhau hơn. Chỉ một số ít những trường hợp to tiếng kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng tới người xung quanh và xã hội thôi.

 

Theo tôi, NĐ 167 chỉ có thể thực hiện được khi một trong số họ viết đơn kiến nghị, hoặc kiện tụng thì mới có những hình phạt thích ứng với từng trường hợp. Chứ không thể cứ bạ đâu thấy người ta chửi nhau (to nhỏ) là chạy đến viết giấy phạt. Làm vậy không những không mang lại hiệu quả giáo dục khuyên răn, trái lại còn làm cho sự việc càng thêm đổ bể. Mà tôi hỏi thiệt nhe: Vị nào tham mưu nghị định này vậy? Quý vị có dám cam đoan là chính quý vị có thể giữ được và luôn làm theo các quy định đó không? Quý vị thử hỏi trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai xem bản thân có không cất một lời nào chửi ai không (bao gồm cả với vợ hoặc chồng hoặc con cái, hay cấp dưới của quý vị…) Nếu quý vị làm được như vậy, tôi đây xin bày tỏ lòng trân trọng và… phong “Thánh sống” cho quý vị luôn” - Bach:  bachhongsc@gmail.com

 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 
Đường vào cuộc sống... quanh co
 

Những quy định đó là rất bình thường trong bất kỳ xã hội văn minh nào, nhưng vì sao khi áp dụng vào hoàn cảnh VN vẫn luôn bị người dân kêu ca, phản ứng? Câu trả lời chắc các nhà làm luật đều đã biết, bởi nói theo cách dân gian trước hết bởi trên không nghiêm, dưới tất làm bừa…Mà để biện  minh cho những cách làm, cách sống “kiểu VN” hiện nay, người ta thường viện dẫn ra cả ngàn lẻ một lý do…"chỉ có ở VN"!

 

“Phạt được ai không mới là quan trọng! Cứ như quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cấm nghe điện thoại tại cây xăng… đó, có phạt được ai đâu? Tôi không tin là luật này đi vào được cuộc sống. Quy định luật gần đây thấy ban hành ra nhiều, nhưng khả năng thực thi thì rất thấp. Bây giờ trong xã hội, tôi thấy dân hầu như toàn xử sự theo kiểu như “luật rừng” ấy???” – Quang Minh:  quangminh108@gmail.com

 

“Nghị định kiểu này không khả thi rồi (chấp nhận mỗi điểm về hành vi mua bán dâm), rồi lại chồng chéo thông tư hướng dẫn. Vẫn ban hành luật “kiểu VN” - NgVTuan:  ngvtuan83@gmail.com

 

 “Tôi vẫn thấy toàn những “chiêu trò” thu thêm tiền của người dân để làm giàu cho cán bộ. Nếu công minh thì thay vì phạt tiền hãy sử dụng các cách khác như: lao động công ích, bị bêu tên trên loa phát thanh phường xã... tính răn đe sẽ cao hơn nhiều” - Tiến:  ductien12021@gmail.com

 

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN. Tôi dám cá 100%: Đố các ông cán bộ phạt được 1 đồng nào về việc này. Với nhiều người, phạt lấy đâu ra tiền cho họ trả khi thu nhập bình quân của người VN, nhất là người nghèo không quá 16 triệu đ/1 năm? Thử hỏi nếu có cặp vợ chồng nào đánh chửi nhau đó, nhưng khi cán bộ đến phạt họ lại nói “đang diễn tuồng” thì sao?.... Còn tiểu bậy nơi công cộng bị phạt là đúng, nhưng vấn đề là nhà nước cần xây thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, tiện sử dụng trước đã…

 

Ở VN dân nghèo phải còng lưng nuôi cán bộ tham nhũng nhiều rồi, có ngon các vị cố gắng làm sao cho dân bớt khổ đi!... Tốt nhất là các vị nên nghĩ ra các quy định luật nào làm cho cuộc sống của người dân được nâng lên (dịch vụ công làm tốt đi, miễn hoặc giảm các loại thuế/phí trời ơi đất hỡi đi…) Đúng là vẫn cách ra luật… trên mây!” - Hai Tet:  cuthanh@yahoo.com.vn

 

Nhận xét chung của dư luận có thể tóm tắt theo như dự đoán của Dieu Hien:  dieuhien@gmail.com

 

“Nghị định này mang tính răn đe nhiều hơn, tính khả thi chắc còn phải suy ngẫm và kiểm định qua thực tế!”

 

Kiều Anh