Ngẫm về những điều không thể và có thể từ tranh luận án oan

(Dân trí) - Hoan nghênh và ủng hộ câu hỏi sắc sảo “nói thay cho dân” của Đại biểu QH Lê Thị Nga bao nhiêu, phản hồi của bạn đọc càng tỏ ra bất bình, thất vọng và lại phải chất vấn tiếp sau phần trả lời của Chánh tòa Tối cao Trương Hòa Bình bấy nhiêu.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Điều dân không thể có

 

Về vụ án oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, chỉ duy nhất có 1 phiếu của Ngô Nhật Nam ngobactien@gmail.com bỏ cho câu trả lời của ông Trương Hòa Bình:

 

“Tôi nhất trí quan điểm của Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình là: việc oan sai trong quá trình tố tụng là không thể tránh khỏi, nhưng ở mức án cao nhất thì không thế chấp nhận được. Ở vụ án cụ thể này thì ông Chấn có oan hay không bây giờ chưa thể trả lời ngay được. Phải qua quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra không chứng minh được ông Chấn có tội thì phải đình chỉ điiều tra đối với ông Chấn. Còn nếu vẫn chứng minh được ông Chấn có tội, thì lúc đó quyết định ông Chấn có tội hay không là thuộc quyền của tòa án. Khi đó chúng ta mới nên nói rằng ông Chấn oan hay không oan. Tôi giả định sau này nếu có người nhận tội nữa thì Lý Nguyễn Chung lại oan sao? Vậy xin cứ để các cơ quan tố tụng giải quyết việc này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân. Tôi tin nền tư pháp của chúng ta là rất tốt!”

 

Còn lại là vô số những câu hỏi hoặc còn nghi vấn, hoặc chất vấn khá gay gắt về cách lý giải mà dư luận cho là vẫn chung chung, không đi thẳng vào cốt lõi của vấn đề. Đặc biệt là phản ứng về đòi hỏi về “chứng cứ” mà ai cũng thấy rõ là điều không thể...

 

“Là người đứng đầu Tòa án cao nhất của quốc gia mà sao tôi thấy ông Trương Hòa Bình vẫn không dám nói thẳng thắn về việc ép cung, nhục hình ông Chấn nói riêng và nhiều vụ khác nữa... Ông nói phải minh chứng rõ ràng? Vậy ông Chấn chính là bằng chứng sống đó, thưa ông! Quả là đáng thất vọng!” - Van Toan:  uk6645@yahoo.com

 

“Ở VN, theo tôi thấy thì  luật sư bào chữa có mặt trong phiên tòa chỉ như là làm cho có vẻ công bằng, còn ý kiến tranh luận cuối cùng cũng chỉ là: Tòa bác... Xong. Mọi việc như thể đã được “xử sẵn ngoài hành lang” rồi? Còn nói ép cung phải có chứng cứ, nhưng bằng cách nào để bị can có chứng cứ đây?” - Nguyen Saigon: huukhanh123@gmail.com

 

“Tôi muốn hỏi ông Bình: Khi cơ quan điều tra hỏi cung có quy định cho người ngoài vào xem không, hay chỉ có can pham và cán bộ xét hỏi? Nếu không cho người ngoài vào thì lấy đâu ra chứng cứ? Nhân chứng là 4 bức tường? Vết tích thì… sau 10 năm liệu có còn lưu lại? Là người đứng đầu ngành Tòa án mà trả lời thế tôi cho là vẫn loanh quanh, thiếu thuyết phục! Nếu là người DÂN ông  nhìn nhận vụ viêc này như thế nào? Ông có tự hỏi vì sao ông Chấn không phạm tội mà phải ngồi tù? Vì sao ông Chấn kêu oan 10 năm mà các ông vẫn bỏ ngoài tai? Tại sao luật sư bào chữa cho ông Chấn đưa ra 5 điều sai khi tranh tụng mà Tòa vẫn tuyên án? Những người có trình độ như các vị mà làm liều vậy để dân cứ phải chịu khổ mãi sao?” - Buc xuc: thuybinh226@yahoo.com
 
“Nghe ông Hòa Bình trả lời mà chán! Tôi thấy ý ông còn bao che cho những sai phạm của ngành mình… Nói chung là vẫn còn nói lòng vòng, nước đôi. Nếu không giết người thì chỉ có ai điên mới nhận tội thôi. Còn chứng minh có ép cung hay không thì ông nên thử đưa ra biện pháp, giải pháp chứ thực tế là khó lắm, ông ạ. Bởi vì khi hỏi cung nạn nhân chỉ có các điều tra viên, không có thành phần thứ 3 chứng kiến, vậy ai nói đúng đây? Chắc chắn là điều tra viên nói đúng vì họ có quyền mà. Nhưng phải tin dân thôi, có LÒNG TIN mới phục vụ dân tốt hơn được. Chúng tôi mong ông hãy tin lời ông Chấn nói vì nạn nhân chỉ có 1, còn điều tra viên có đến 7 người. Các ông thử ngồi 1 ngày xem mới biết khổ đau và "án oan" là như thế nào!” - Lê Bao Công:  hocu53@yahoo.com
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 

Điều đại biểu có thể làm

 

Ngược lại, lòng tin của cử tri được củng cố, gia tăng trở lại khi được chứng kiến các đại biểu nói thay cho những điều dân muốn bày tỏ trên diễn đàn Quốc hội. Có thể thấy mỗi phần nhỏ trong câu hỏi của đại biểu Lê Thị Nga Nga đều đi trúng vấn đề, đáp ứng đúng sự mong mỏi và gửi gắm của cử tri để họ khẳng định: Đây là những người chúng tôi cần!

 

“Cử tri rất cần những đại biểu như bà Lê thị Nga. Câu hỏi ngắn gọn nhưng rõ ràng, cụ thể và thể hiện rõ sự quyết liệt, không “vòng vo tam quốc” trong chất vấn của bà Nga đã nói lên được cái Tâm của người đại biểu của nhân dân, không bàng quang, vô cảm trước những sự việc mà dư luận và xã hội quan tâm. Tôi rất tin cách làm việc của đại biểu Nga sẽ có hiệu quả tốt” - Vu Long: vulongcatt@gmail.com

 

“Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga chính là câu hỏi mà bao nhiêu người dân cùng muốn hỏi Chánh án Trương Hòa Bình. Là một người có quyền lực cao nhất trong ngành Tòa án VN, ông cần có cách quán triệt nghiêm khắc để tránh xảy ra những án oan sai, bỏ lọt tội phạm, làm khổ người vô tội… Cũng là để xứng đáng với phương châm làm việc "chí công vô tư". Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bà Lê Thị Nga!” - Bao Ngoc:  baongoc82tn@yahoo.com

 

“Tôi không nhất trí với phần trả lời của ông Trịnh Hòa Bình, nhưng rất nhất trí ý kiến bà Nga là không thể giao lại cho CA Bắc Giang điều tra vụ ông Chấn, biết đâu CA BG lại… ép Lý Nguyễn Chung để tiếp tục buộc tội lại ông Chấn? Cần phải xử nghiêm việc ép cung, nhục hình, ăn tiền... để đổi trắng thay đen vì lâu nay đã trở nên khá nhiều... Không xử nghiêm vụ này sẽ càng làm mất lòng tin của dân…” - Dân lành:  luckycb09@gmail.com

 

Để không còn cảnh người dân vô tội bị hàm oan, cần lắm cái Tâm của đội ngũ cán bộ chức năng, kể cả để nhận ra cái sai để sửa mình. Và một trong những điều có thể làm ngay là:

 

“Chúng tôi người dân Bắc Giang, cũng đề nghị Bộ Công an vào việc điều tra vụ ông Chấn. Để những cán bộ điều tra nào ép cung, dùng nhục hình phải bị xử lý nghiêm, tốt nhất là loại vĩnh viễn những cán bộ gây ra oan sai cho ông Chấn ấy ra khỏi ngành, có vậy  mới lấy lại được lòng tin cho dân” - Q-Berlin: qua_dao_tien@yahoo.de

 
Nói về án oan, lại nhớ lời thở than cho nàng Kiều thủa xưa:... Dẫu là đá cũng nát tan, lọ người...!
 

Kiều Anh

Dòng sự kiện: Án oan và bao nỗi đau