Bạn đọc viết

Một đề xuất cách khắc phục ùn tắc giao thông ở Ngã Tư Sở (Hà Nội)

Tôi viết bài này với tâm nguyện muốn chia sẻ đóng góp về một giải pháp, giải quyết việc ùn tắc đang diễn ra nhiều ngày nay, nhất là vào buổi sáng tại Nút giao thông cầu vượt Ngã Tư Sở (Hà Nội)

 

Giao thông Hà Nội bị ùn tắc sau cơn mưa (ảnh Vietnam Net)
Giao thông Hà Nội bị ùn tắc sau cơn mưa (ảnh Vietnam Net)

Tên tôi là: Dương Ngọc Chiến, sinh 1982. Số đt: 0966 721 678. Hiện nay Tôi đang sống và làm việc tại Hà Nội, Nghề nghiệp: Kỹ Sư Tin Học

Hôm nay tôi viết bài này với tâm nguyện muốn chia sẻ đóng góp về một giải pháp để giải quyết việc ùn tắc đang diễn ra nhiều ngày nay, nhất là vào buổi sáng tại Nút giao thông cầu vượt Ngã Tư Sở (Hà Nội) mà như trên tôi đặt tên là "PHƯƠNG ÁN 79"

Xuất phát từ thực tế hàng ngày tôi cũng như bao người dân Thủ Đô mà có cung đường đi làm từ khu vực Hà Đông đi lên qua Cầu vượt Ngã Tư Sở,... mọi người đều biết, hiện nay với cung đường như vậy khi đã rất vất vả để vượt qua "Nút thắt cổ chai" (Nút giao Cầu Vượt Khuất Duy Tiến lên Nguyễn Trãi đang thi công) mất khá nhiều thời gian di chuyển rồi thì khi lên tới nút giao Cầu vượt Ngã Tư Sở lại Tắc... Tuy Nhiên, theo cá nhân tôi quan sát thì hiện tượng tắc tại nút này hoàn toàn do nguyên nhân chủ quan hay nói cách khác là bị xung đột do điều tiết chưa hợp lý và có thể khắc phục được ngay theo “Phương Án 79” mà tôi đã tự mình theo dõi quan sát hàng ngày và rút ra. Với tâm nguyện duy nhất là làm sao cho người dân đi lại đỡ vất vả và những người lao động làm công ăn lương như tôi không phải ngày nào cũng đi làm muộn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sức khỏe..

Vấn đề tắc đường từ lâu luôn là nỗi ám ảnh không chỉ riêng tôi mà của hầu hết mọi người dân sống và lao động ở Thủ Đô. Với khu Vực Ngã Tư Sở (trước khi có cầu Vượt) ngã tư này người dân đặt cho cái tên cũng rất hợp với nó “Ngã Tư Khổ” Bởi lẽ không tự nhiên mà người ta lại đặt cho nó cái tên như vậy hay sự trùng hợp của câu từ “Khổ - Sở” – còn nhớ thập niên trước, khi cây cầu vượt chưa được xây dựng, chưa được giải phóng mặt bằng như hiện nay, vẫn là nút giao thông ngã tư: Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Trường Chinh – Đường Láng. Đây là nút giao thông ùn tắc bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ. Nhưng khi Thủ Đô đầu tư xây dựng Cầu Vượt Ngã Tư Sở (khánh thành vào 19/05/2006) Bộ mặt giao thông đô thị thêm khang trang, hạ tầng giao thông đồng bộ hơn, không còn ai thấy cảnh tắc đường như năm nào.

Vậy mà thời gian gần đây hiện tượng ùn ứ kéo dài tại ngã tư này lại xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Phải chăng khi những con đường được mở (Vũ Tông Phan, Giáp Nhị, Thượng Đình, bên bờ sông Tô Lịch đoạn Ngã Tư Sở) để đáp ứng sự phát triển cũng như nhu cầu đi lại của người dân thì việc tắc đường lại xảy ra thường xuyên hơn. Mà Nguyên nhân thì không phải do những yếu tố được cho là “đương nhiên” như Công trường đang thi công xây dựng,…(dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông: Nút giao Khuất Duy Tiến). Mà nguyên nhân theo tôi quan sát nhiều ngày thì Sự phân luồng phương tiện giao thông, hệ thống tín hiệu đèn , biển báo giao thông chưa hợp lý đã dẫn đến xung đột nghiêm trọng và hiện tượng ùn tắc là điều dễ hiểu.

Do vậy, qua thời gian tìm hiểu, quan sát và cũng là cung đường tôi trực tiếp đi làm hàng ngày. Tôi đã có giải pháp tối ưu cho nút thắt tại ngã tư “huyền thoại” một thời này và “Phương Án 79”. Số 79 cũng dễ hiểu: Là khung giờ từ 7h00’ đến 9h00’ – Có nghĩa Phương án 79 chỉ áp dụng vào khung giờ trên ngoài khung giờ trên hệ thống tín hiệu, phân luồng cũ vẫn hoạt động bình thường.

Cụ thể Phương Án 79 có những phần sau:

- Các nguyên Nhân

+ Các phượng tiện di chuyển từ đường Vũ Tông Phan ra chưa có giải pháp phân luồng hợp lý vào khung giờ trên.

+ Các phương tiện rẽ ra từ đường mới Thượng Đình, nếu phượng tiện có hướng di chuyển lên cầu đã xung đột (cắt chéo) phần lớn các phương tiện đang di chuyển từ đường Nguyễn Trãi lên.

+ Và một số nguyên nhân khác.

Giải pháp khắc phục.

1.     Tắt tạm thời (từ 7h00’: 9h00’) đèn tín hiệu giao thông tại Nút giao thông này (Nguyễn Trãi – rẽ đi Trường Trinh và Vũ Tông Phan - rẽ lên cầu Vượt sang Tây Sơn).

2.Tại đầu đường Vũ Tông Phan cắm biển Báo, Nội dung: {Cấm tất cả các phương tiện lên cầu từ 7h00’: 9h00’}

đây là yếu tố “trọng yếu” giải quyết ùn tắc tại đây.

3.Tại đầu đường mới Thượng Đình cắm Biển báo cố định như sau: {Cấm ô tô lên cầu vượt từ 7h00:9h00} – Do các phượng tiện Ô tô tại đường Thượng Đình rẽ ra nếu lên cầu sẽ cắt chéo gây xung đột, còn xe máy thì cho phép, vì phượng tiện nhỏ hơn nhiều và khoảng cách từ đầu đường Thượng Đình tới chân cầu vượt là không quá gần (~50m)

4.Từ 3 hành động trên sẽ ra phân luồng giao thông liên tục và dẫn đến lượng phượng tiện hiển nhiên sẽ tăng hơn bình thường tại đường dưới cạnh cầu vượt và đầu đường Trường Chinh , tuy nhiên chúng ta có thể yên tâm vì mật độ thông thoáng là khá lớn và dường như chưa được “tận dụng” và để cho giao thông được thuân tiện, tại giải phân cách cứng ở đầu đường Trường Chinh cách chỗ quay đầu hiện tại ~3m, chúng ta sẽ cắt 2 - 3 đoạn rộng 1m mỗi đoạn cách nhau 1m (theo hình vẽ trên sơ đồ) để cho xác phượng tiện xe máy, xe đạp rẽ riêng không chung với ô tô,… Đảm bảo không bị ùn lại, ảnh hưởng tới các phương tiện đang di chuyển từ đường Láng xuống. (giống đường Đại Cồ Việt đoạn rẽ sang Phố Hoa Lư (Hiệu quả rất tốt!)

 5.Một số bổ xung khác (nếu có)

Tôi đã xây dựng Sơ đồ cụ thể phân luồng, cắm biển, xử lý đèn tín hiệu theo Phương án 79. Kính mong Quý cơ quan giúp đỡ để tôi được gặp gỡ trực tiếp với phòng Ban hay Người có trách nhiệm trong việc liên quan đến giao thông nêu trên. một phần vì tôi cũng không biết khi có ý tưởng giải pháp này thì sẽ tìm gặp ai hay cơ quan nào trực tiếp chuyên trách để trao đổi "GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO TÌNH TRẠNG ÙN TẮC  TẠI NÚT GIAO THÔNG NGUYỄN TRÃI - CẦU VƯỢT NGÃ TƯ SỞ HIỆN NAY"

Trân trọng cám ơn

.Dương Ngọc Chiến