Một cách làm, hai luồng ý kiến ngược nhau

(Dân trí) - Hiện nay, nhóm thợ cầu bậc 4 trở lên, đang tu bổ, gia cố cầu Long Biên (Hà Nội) đã tung hứng những chiếc đinh tán nóng đỏ ngay trên đường ray tàu để còn đủ nhiệt độ tốt nhất khi tán vào thành cầu. Một người liên tục tung những chiếc đinh tán nóng đỏ rực, một người hứng rất nhanh vào một chiếc phễu tự chế. Kỹ sảo tung hứng như những diễn viên xiếc khiến mọi người quan tâm và có 135 bình luận với 2 luồng ý kiến khác nhau.

>> "Kỹ xảo" tung hứng đinh tán nung đỏ "độc nhất vô nhị" của công nhân sửa cầu Long Biên

 

Một cách làm, hai luồng ý kiến ngược nhau - 1

Luồng ý kiến thứ nhất là không đồng tình:

Bạn đọc Hồ Chung  cho rằng: “ làm ăn mất an toàn như thế mà còn để như vậy”

Loc Nguyen - Mong Luôn có cách để làm việc an toàn hơn, các bạn đừng cổ xuý cho cách làm việc k an toàn này

Đỗ Văn Tuyến - LĐSX - đặc biệt một số ngành như XD, GT, hầm mỏ v.v.. người ta luôn đẫt an toàm LĐ là trên hết. Nên nhớ là "trên hết" nhé. Trong dự toán thi công, nhà nước (người dân) đã phải trả tiền rất cao cho công việc này rồi. Không biết mấy bác Thanh Tra ở đâu?

Trương Văn Điền - Thuần thục và khéo nhưng vẫn thể hiện kiểu thủ công và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động. Tại sao không thiết kế một chiếc xe đẩy gọn nhẹ đẩy cả lò than đi theo nhóm công nhân tán đinh? Vừa tiện lợi, vừa tăng năng suất lao động, vừa an toàn

Giap Cuong - sao không chế một chiếc xe đơn giản, dùng 4 bánh chạy theo đường ray. Đặt lò lung trên đó, thi công đến đâu thì đẩy theo đến đó?

Huan Le Huy - Xin gửi Ban quản lý tu sửa cầu Long Biên, tôi hy vọng Ban quản lý sẽ mua cho công nhân một xe ray 4 bánh loại nhỏ để đặt lò nung và bình khí để khi làm đến đâu có thể kéo xe đến đấy và khi có tàu chỉ cần 4 người khác khiêng xe sang nơi tập kết xe là được. Vì cả chi phí thi công trăm tỷ thời gian thi công tu sửa hàng năm mà để cách tung hứng  lạc hậu vậy sao! Trân trọng cảm ơn

Luồng ý kiến thứ hai là đồng tình và khâm phục:

 

Một cách làm, hai luồng ý kiến ngược nhau - 2

Bạn đọc Trịnh Hữu Trung viết: Ném đinh nóng đỏ là một kỹ thuật rất quan trọng khi dùng đinh tán do nếu sủ dụng các phương pháp khác đinh sẽ giảm nhiệt độ rất nhanh dẫn tới đinh không đạt kỹ thuật. (đấy cũng là lý do mà bây giờ không ai dùng đinh tán nữa cả :)) nhưng cầu Long Biên nếu đổi sang bu lông thì mất hết tính lịch sử)

Hung Tran - Đúng là cách tán đinh trên cầu rất độc, nhất là khi thợ tán đinh đứng vắt vẻo trên cao hứng đinh từ bên dưới. Thủ công thô sơ nhưng hiệu quả...

Vũ Xuân Thạnh - cách này là tối ưu với cách làm thủ công .Từ kỹ năng đến kỹ xảo trong thao tác nghiệp vụ là cả một quá trình của thợ lành nghề. Ok thật tuyệt chiêu,

Nguyễn Thanh Tùng - Nghệ quá!

Hưng ĐT - Thật là đẳng cấp, nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ thuật vì ở đây trong điều kiện khó khăn và nguy hiểm.

Đặng Minh Ngọc - Thật là tuyệt vời! Tinh hoa của người thợ ...nhìn các anh đang làm việc mà ngỡ như đang múa.

Phuc Nguyen - Cảm thấy hạnh phúc khi được tận mắt thấy phương pháp gia công cổ xưa. Những cây cầu như vậy hay thậm chí là tháp Eiffel biểu tượng của cơ khí thì cũng nhờ những pha tung hứng này mà ra cả đấy thôi.

Đức Thắng Khuất - Nói với những người không hiểu chém gió lung tung ở đây nhé: Công nghệ tán đinh như trên là hợp lí, phù hợp với thưc tế thi công cầu Long Biên, thế giới mà tán nóng ở ngoài công trường cũng thi công thế thôi. Còn đương nhiên khu vực nung, chuyển đinh sẽ cấm "không nhiệm vụ miễn vào"

Ngô Duy Long - Nhiều bác bình luận có khi không biết cầu Long Biên ở đâu, tình trạng hiện tại thế nào. Các bác nghĩ ra được thì người ta cũng có thể nghĩ ra được nên các bác đừng tỏ ra nguy hiểm như vậy! Thi công trong tình trạng vẫn phải đảm bảo giao thông trên cầu, nhiều bác nói chế cái xe cho chạy trên đường ray thử hỏi khi tàu chạy qua lại kiêng ra, tàu đi qua lại kiêng vào à???

Ly Tran Dinh - Phục các anh công nhân, các bác cứ nói không an toàn này nọ, nhưng các bác có biết tuyến đường sắt mình là 1 đường ray? - vừa thi công vừa khai thác? Thợ tán sắt làm ở cầu Long Biên được tập huấn, chọn lọc?. Chốt lại : bạn sẽ cảm thấy nguy hiểm.. khi bạn là người ăn mặc chỉnh tề để đi làm. Ở Việt Nam mình bạn không thể đem xe goòng vào để đi đến đâu nung và tán đinh đến đấy...

Trần Bình Minh -  đừng nói là mất an toàn, hoặc làm việc không có phương pháp; nói làm như người Nhật thì hãy chỉ ra người Nhật trong trường hợp này sẽ làm như thế nào? Dùng dây chuyền chăng, dùng máy hoặc thiết bị chuyên dụng chăng? thế thì sẽ mất bao nhiêu tiền cho riêng công đoạn này? là một công chức xuất thân thì công nhân, hơn 30 năm trước tôi cũng giống như những chàng trai trong clip này, được học nghề và phải tự suy nghĩ khi thực hiện các công việc tương tự, nghĩ ra cách làm HIỆU QUẢ NHẤT, tức là bỏ ra ít sức nhất mà chất lượng, khối lượng công việc hoàn thành ở mức tốt nhất có thể (xin thêm người ư, không có đâu, thêm máy móc ư, càng không).các chàng trai trong clip trông có vẻ không còn trẻ, nhưng cũng chưa già đến mức như tôi, nghĩa là không phải là những người ăn học trong thời bao cấp, nhưng rõ ràng họ đang (chỉ riêng hành động mô tả trong clip này) phát huy góc độ tinh hoa của công nhân lành nghề thời bao cấp.đó là điều mà trường nghề, trường học nói chung phải nghĩa đến trong giáo trình của mình: Không sách vở nào, không Thầy Cô giáo nào có thể vạch ra cách làm cụ thể cho từng hoạt động nghề nghiệp, chỉ có phương pháp luận và tình yêu nghề mới dạy cho ta cái cần làm trong hoạt động hàng ngày. Điều này bây giờ thiếu lắm thay, thiếu lắm thay!

Vậy bạn ủng hộ ý kiến nào?

Nguyễn Đoàn

(tổng  hợp)