Lộ diện những yếu kém trong nghiên cứu khoa học

(Dân trí) - Từ một vụ việc hẹp, các bạn đọc đã mở ra những suy nghĩ rộng, sâu và đầy trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện nay của nước nhà.

 

Lộ diện những yếu kém trong nghiên cứu khoa học

 
Truyện thơ "Đi đánh thần hạn" của nhà thơ Trần Đăng Khoa được in trong mục truyện Thần thoại trên cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu
 
Trong bộ Tự điển “Type” Truyện dân gian Việt Nam, xuất hiện trường ca “Đi đánh thần hạn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết năm 11 tuổi, đăng trên báo Văn Nghệ số tháng 9.1970,  nhưng các nhà khoa học thực hiện cuốn sách này lại xếp vào loại sáng tác dân gian xuất hiện ở tỉnh Bạc Liêu và được phổ biến rất nhiều ở các tỉnh phía Nam. Trước sự quan tâm của công luận về việc này, Báo Dân trí đã đăng liền kỳ 3 bài: “Nhà thơ Trần Đăng Khoa ngủ một đêm thấy mình thành dân gian”; “Chủ biên lên tiếng vụ “biến" thơ Trần Đăng Khoa thành tác phẩm dân gian” và “Nhà thơ Trần Đăng Khoa muốn khép lại câu chuyện đáng tiếc”, đã  nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc trong cả nước gửi về Tòa soạn.

 

Nội dung các phản hồi đa phần tập trung vào việc phê bình các làm việc thiếu khoa học của các nhà khoa học:

 

“Đúng là một sự cẩu thả không thể chấp nhận...” - Lê quang

 

‘Thật đáng buồn cho một công trình mang tầm cỡ Quốc Gia.” - vu van an

 

“Bạc liêu là xứ nào mà lo hạn hán tới mức dân gian lưu truyền? Phi Logic đến vậy mà cũng "nghiên cứu" được sao? Làm công tác nghiên cứu phải luôn nghi ngờ tất cả, chỉ cần nhìn vào khía cạnh này và tìm hiểu thêm chút nữa thì sẽ không có sự việc đáng tiếc kia...!” - Để phong phú dân...gian doian@yahoo.com

 

“Đáng nhẽ với trách nhiệm của mình bà Huế và các cộng sự khi nghiên cứu phải phát hiện ra cái sai của cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu, đằng này họ lại bê nguyên cái sai vào nghiên cứu của mình.” - Lê hoàng long Long020277@yahoo.com

 

Đây lại là một trong số rất nhiều câu chuyện về sự cẩu thả, tắc trách của các nhà khoa học. Hàng năm có không biết bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học dùng vốn ngân sách Nhà nước. Nhiều đề tài, báo cáo xong để đấy, hoặc không thể đưa hoặc không ai đưa vào thực tiễn cuộc sống, gây lãng phí vô cùng. Câu chuyện từ điển "type" này là một minh chứng sinh động cho chất lượng của các đề tài nghiên cứu kiểu như vậy…” – hungtini

 

 “Một sư lãng phí tiền của của dân, họ đang làm hỏng thế hệ trẻ bởi sự cẩu thả đến từ những cái đầu gọi là Nhà nghiên cứu ..” thái hồng anh

 

Khi vụ việc xẩy ra, có bạn đọc mừng:

 

“… Phen này em có "sách" để cãi nhau với cái Tý học lớp 5 nhà em rồi! Em cũng bảo cháu là Trường ca "Đi đánh thần hạn" của chú Trần Đăng Khoa viết, nhưng cái Tý cứ cãi vì cháu "nói có sách, mách có chứng" lại toàn các học vị to đùng bảo thế. Em mới học hết lớp 12 nên không cãi lại được nó!”  - Minh Nguyệt

 

Nhiều bạn đọc đi tìm nguyên nhân của vụ việc trên:

 

“Thật kinh hoàng cho lối làm việc của các "nhà khoa học". Mà đều là có học hàm học vị  cả. Tôi vốn là giáo viên. Ở ngành giáo dục còn có chuyện lười nhác thế này: Nhờ cô giáo ra đề cho học sinh: "Em hãy sưu tầm một truyện dân gian ở địa phương em". Thế là hôm sau, ở một trường cũng đã thu được hàng ngàn bài, bằng các nhà sưu tầm của viện đi thực địa cả năm. Rồi cứ căn cứ vào các "sưu tầm" khoa học đó mà làm sách. Nhẹ tênh! Sau in sách mới tá hoả kinh hồn vì học sinh sao cóp rồi nộp thày cho xong nợ. Trường hợp này chắc cũng thế thôi. Các nhà "khoa học" xứ ta... Buồn!” - Vũ Tấn Cử

 

“Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của bạn Vũ Tấn Cử. Chắc chắn đề tài này do học trò của các GS.TS làm. Tôi ở trong ngành giáo dục nên biết, đa số các đề tài của giảng viên đều do sinh viên làm, người thầy lấy lại và nhận của mình. Thật là một công đôi việc, vừa nhận được tiền dự án, vừa chẳng tốn công sức gì. Thực trạng này rất phổ biến ở Việt Nam, tuy chẳng ai thừa nhận nhưng nó vẫn diễn ra công khai.” - nguyen manh ha

 

“Chẳng lẽ  đây chỉ là lỗi của "các bạn sinh viên khoa ngữ văn", còn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của viện đã sao chép "đúng quy trình"…” – Nhat phamduynhat@gmail.com

 

“Có gì to tát đâu. Vì các vị ấy không thực sự làm, chỉ ký thôi, chuyên viên làm cho hết mà...” - Tuấn Phong

 

“Công trình, đề tài ... vô số trong số đó là chỉ nhằm một mục đích: giải ngân chi phí ngân sách đã được duyệt trong kế hoạch. Hết.” - Bình Dương.

 

Tuy nhiên, không ít bạn đọc  nhìn sự việc từ những góc độ đa chiều để tranh luận nhau:

 

“Đây không phải lần đầu có hiện tượng này đâu, tôi gặp mãi rồi. Nhưng cũng cần xem lại: hay là Nhà thơ Trần Đăng Khoa chép lại trường ca này từ dân gian? Cần phải có đối chất giữa nhóm nghiên cứu này với Nhà thơ.” - Trịnh Xuân Hào

 

“Gửi bạn Trịnh Xuân Hảo:  Tại sao lại phải đối chất khi nhà xuất bản in từ 1970, tái bản hơn 30 lần. Chỉ cần nhà xuất bản lên tiếng, trả lời về khâu kiểm duyệt sẽ rõ. Thứ 2, 1970, đất nước chưa thống nhất, chẳng nhẽ nhà thơ khi đó 11 tuổi lại vào được đến Bạc Liêu để nghe trường ca dân gian rồi chép lại cho nhân dân ngoài.”  - Đông

 

“Trong dân gian có một cốt truyện "Đi đánh thần hạn". Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã dựa vào cốt truyện đó để viết thơ, Bạc Liêu đã tóm tắt truyện đó... Hãy để anh Khoa nói xem có nghĩ ra cốt truyện đó không. Trả lời đi.” - Văn Phước phuocv@yahoo.com.vn

 

Rồi đề xuất ý kiến  riêng của mình giải quyết vụ việc này:

 

“Tôi thì quan tâm đến việc người ta xử lý như thế nào. Có mấy việc cần làm: 1. Nhóm tác giả phải thừa nhận sai sót, xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, thu hồi sách về đinh chính lại. 2. Viện văn học phải thi hành kỷ luật nhóm tác giả và thu hồi toàn bộ kinh phí đã cấp cho "công trình nghiên cứu" này. Nhóm tác giả phải tự bỏ tiền túi ra đền cho tiền thuế của dân. 3. Rút ra bài học kinh nghiệm tránh lặp lại chuyên tương tự.” Ngminh

 

“Làm khoa học và nghiên cứu theo tôi cái đúng và cái sai rất mong manh. Thực tế công việc nào cũng vậy. Nếu sai chúng ta xin lỗi và đính chính lại cho đúng là có thể tạm chấp nhận được. Chúng ta không nên quy kết nhiều. Mà nên khuyến khích việc nghiên cứu, thử hỏi không có công trình khoa nào để lại thì sau này con cháu ta muốn nghiên cứu lấy từ liệu từ đâu, khi mà mọi thứ đều có chiều hướng thay đổi. Tôi mong muốn việc nghiên cứu cần nên phát huy và cố gắng giảm thiểu sai sót nhất có thể.” -  Phan Kiên phankienmpi09@gmail.com

 

“Tôi thật bất ngờ. Rõ ràng là nhóm tác giả đã sai mà còn biện minh cho việc sai trái của mình. Đây là cuốn từ điển chứ không phải là sách bình thường. Mà đã là từ điển thì dùng để tra cứu khi chúng ta không biết về thông tin của nó. Nếu sự việc không được phát hiện thì rất tai hại cho cả 1 thế hệ trẻ sau này. Tôi thiết nghĩ, nhóm tác giả biên soạn cuốn từ điển này hãy thật sự nghiêm túc kiểm điểm lại chính mình và có lời xin lỗi với bạn đọc.” - Le Duy Thanh kombân2009@gmail.com

 

“Cần phải có sự vào cuộc của thanh tra. Nếu sự việc đúng như bài trên blog Dân trí của tác giả Lê Chân Nhân thì phải thu hồi lại số tiền mà Chính phủ tài trợ và có hình thức xử lý đối với nhóm nghiên cứu này.” – phavi

 

Và cảnh báo:

 

“Một "Công trình" của Viện văn học?? Hiện có rất nhiều "công trình" kiểu này, đa số là góp nhặt rồi sào sáo lại thành một "công trình" hoặc "đề tài"...” - Trần Đăng Khoa

 

“Không chỉ lĩnh vực này, mà nhiều lĩnh vực khác cũng như thế...” - xuan hoang

 

Rõ ràng, từ một vụ việc  hẹp, các bạn đọc đã mở ra những suy nghĩ  rộng, sâu và đầy trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện nay của nước nhà.

 

Nguyễn Đoàn (tổng hợp)