Giải thích về giá xăng: “Tít mù nó lại vòng quanh”

(Dân trí) - Trái với sự lạc quan của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, dư luận chung vẫn không tỏ ra mặn mà trước thực tế giá xăng dầu đã qua 4 lần được điều chỉnh từ đầu năm đến nay, nhưng người dân vẫn phải chịu thiệt bởi giảm chỉ bằng số lẻ của tăng.

Giải thích về giá xăng: “Tít mù nó lại vòng quanh”
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trả lời báo chí

 

“Hòa” mà vẫn  lệch

 

Số lần điều chỉnh tăng là 2 và giảm cũng là 2, lẽ ra phải là “hòa”? Đúng vậy,  nhưng là những người dân thường, người tiêu dùng chỉ có thể dựa trên phép tính đơn giản: lấy tổng giá xăng Ron 92 tăng là 3.000 đồng/lít trừ đi tổng giá giảm là 1.100 đồng/lít, để biết cán cân hòa đó vẫn nghiêng về đâu.

 

Bởi thế, với thông tin về chuyện “Doanh nghiệp xăng dầu lãi hàng chục tỉ đồng mỗi ngày” (theo Tuổi Trẻ) thì rõ ràng dù giới chuyên môn có lý giải rắc rối thế nào đi chăng nữa, người tiêu dùng vẫn cho rằng đó là sự thật (dù con số có thể chưa thật sát).

 

Cũng do vậy, mặc dù  Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định trong chuyện “giảm chẳng được bao nhiêu” này là đã tính toán chi li, cặn kẽ “từng đồng một”, mà xem ra dư luận vẫn thấy thật khó tin bởi cách lý giải cứ "tít mù vòng quanh"...

 

Trước hết, cơ sở lập luận của người tiêu dùng là ở sự bất cập thấy rõ trong công tác quản lý và điều chỉnh giá  những mặt hàng có vai trò rất quan trọng với cuộc sống của người dân như điện nước, xăng dầu…

 

“Xăng là nhiên liệu vô cùng cần thiết cho cuộc sống. Giá xăng dầu ở Việt Nam vẫn là quá cao so với thế giới. Tăng giảm giá xăng dầu ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có sự hợp lý. Việc điều chỉnh giá xăng dầu sao cho hợp lý là vô cùng cần thiết. Rất mong Đảng và Nhà nước có những cách giải quyết việc tăng giảm giá xăng dầu thật hợp lý” - Hoang Duy Trinh:  hoangduytrinh1990@gmail.com

 

“Kinh tế xã hội khó khăn, làm ra đồng tiền đâu phải dễ trong thời kỳ lạm phát vẫn ở mức cao như thế này. Vậy nên việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng không nhỏ đến người dân lao động, vậy mà liên Bộ Tài chính – Công Thương đồng ý cho tăng giá thì nhanh, còn giảm thì ‘cân nhắc’ quá lâu và lại nhỏ giọt. Mong liên bộ suy xét lại, tiếp tục giảm giá xăng dầu cho người dân lao động đỡ khó khăn” – bạn đọc có email:  hoa78@gmail.com

 

“Thôi thì đã giảm giá là cũng tạm được, nhưng mong liên bộ xem xét giảm thêm nữa để người dân đỡ khổ. Đồng thời cũng cần giữ được sự ổn định, để người dân đỡ bị áp lực vì lúc nào cũng lo giá xăng tăng, giá điện tăng, kéo theo mặt bằng giá cả gia tăng tiếp… Vẫn luôn tăng thì nhiều, giảm chẳng là bao… Quá chán!” - Nguyen Thi Thuong:  cogaixunghe1981@gmail.com

 

“DN xăng dầu không biết có lỗ chút nào không nhưng cứ thấy kêu trời lên. Còn bây giờ lãi nhiều thế mà chỉ giảm như cà phê nhỏ giọt vậy sao? Theo tôi, cần giảm thêm 1.000đ/ lit nữa. Xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, nhà nước cần có biện pháp để giúp người dân được giảm gánh nặng chi tiêu trong thời buổi đồng tiền trượt giá này chứ” – Dang The Sam: dangsam150287@gmail.com
 
Giải thích về giá xăng: “Tít mù nó lại vòng quanh”
Khách hàng xếp hàng chờ cây xăng điều chỉnh giá bán (Ảnh: H.Kỹ)
 

Chiến lược kinh doanh?

 

Người tiêu dùng đa phần không có được những kiến thức chuyên sâu, nhưng họ có cơ sở quan trọng nhất là thực tế cuộc sống và chỉ tin vào những gì mắt thấy, tai nghe. Bởi thế nên trước tin vui giá xăng giảm, gần như vẫn chẳng ai có thể mừng:

 

“Giá xăng tăng giảm theo quy luật : 2 lần tăng và 2 lần giảm ... tăng  3000 đ rồi giảm 2 lần 1100 đ : 3000 - 1100 = 1.900 đ... Các bác ý đang chơi nhảy bước, lùi lấy đà 2 bước nhỏ sau đó sẽ nhảy 1 bước thật  xa. Khâm phục! khâm phục!” - Cu Tí Ham Chơi:  tranthuong0890@gmail.com

 

“Giá xăng dầu TG tăng thì các vị tăng giá trong nước lên cao ngay. Nhưng khi giá TG giảm sâu thì các vị giảm chậm và nhỏ giọt. Giá xăng dầu tăng cao là người dân lao đao ngay, vì nó tác động xấu tới mọi lĩnh vực. Nhưng giảm kiểu như các vị chẳng có tác dụng tích cực gì cả, dân cũng đâu có "mừng" đâu, chỉ doanh nghiệp xăng dầu là vui thôi. "Xăng dầu tăng thì kinh tế lao đao/ Đến khi giảm chẳng thấy làm sao mới lạ kỳ" -  Phuoc Ng:  nghphuoc04@gmail.com

 

“Lần trước thì giảm 700đ nhưng tăng 2100đ. Giảm 1 tăng 3 . Còn lần này không biết giảm 600 rồi tăng  bao nhiêu đây, tăng 5 hay 7 lần nhỉ?” - Phạm Quang Học:  Ngayxuaoi.net@gmail.com

 

"Đề thi Đại học 2012 môn Toán: cho biết giá xăng Ron92 nhập ngày 30/12/2011 là $120/thùng, giá xăng VN là 20.800đ/lít. Tại ngày 23/5/2012 giá xăng Ron92 nhập là $115/thùng. Hãy tìm công thức tính giá xăng của Bộ Công Thương để giá xăng VN tại ngày này là 22.700đ/l?????” - Babyangelhp: enho_nhingianh@yahoo.com

 

“Thấy xăng tăng - giảm kiểu này mà mình nhớ bài toán ‘ốc sên trèo lên thành giếng’ quá. Mỗi ngày bò lên 2 bi giếng, đêm tụt xuống 1 bi ... Có lẽ phải hỏi: Đến bao giờ giá xăng tăng mà người dân không còn mua nổi nữa đây nhỉ?” -  Lanqcc: lanqcc@gmail.com
 
Giải thích về giá xăng: “Tít mù nó lại vòng quanh”
Sau 4 lần điều chỉnh trong năm 2012, hiện giá xăng A92 cao hơn hồi đầu năm 1.900 đồng/lít (Ảnh: G.Khoa)

 

Bên đơn giản, bên phức tạp

 

Trong khi người tiêu dùng luôn tìm ra  cách “đơn giản hóa” tới mức cao nhất mọi tính toán, thì ngược lại giới chuyên môn luôn có những cách giải thích thường bị người dân quy cho là “phức tạp hóa vấn đề” khiến chẳng mấy ai có thể hiểu nổi. Trong khi điều mà người dân cần chỉ là sự minh bạch, rõ ràng trong cách tính toán. Đồng thời giải thích làm sao càng đơn giản, dễ hiểu cho dư luận càng tốt:

 

“Tôi vẫn ko hiểu BT Huệ nói giảm giá để hỗ trợ sản xuất, còn khi tăng giá thì sao? Tôi nghĩ, giá xăng thế giới giảm thì mình phải giảm thôi, chứ có phải là hỗ trợ cho ai đâu. Giảm thì có 500 - 600 đồng, nhưng rất có thể lại là tạo đà để tăng lên gấp 2 hoặc 3 lần rất nhanh thôi. Bởi vậy, được giảm giá mà người dân chẳng thấy vui mừng chút nào, vì tăng giá thì nhiều mà giảm giá thì chẳng đáng là bao” - Trần An: anan_93@ymail.com

 

“Những người dân như chúng tôi nghe BT Huệ giải thích như thế thì chỉ biết thế. Chứ nguyên nhân tăng giá 2 đợt lên tận 3000đ/lít, mà khi giảm thì chỉ giảm có 1.100đ thì thực sự thấy không thể chấp nhận được... Người dân chúng tôi hàng ngày chỉ biết dồn sức làm ra sản phẩm và đóng thuế cho nhà nước, cũng mong được no bụng. Mà giá cả cứ leo thang thế này thật là khổ quá. Vậy nên chúng tôi không thể ủng hộ cách tính giá xăng trong vòng 30 ngày như thế này được đâu, vì vẫn chỉ thiệt cho người dân thôi...” - Phan Duy:  mr.duy7890@gmail.com

 

“Bác Bộ trưởng từng làm nghề kiểm toán mà nói thật… khó  hiểu. Lúc tăng giá thì tính theo 1 ngày hay tuần, nên tăng trên 3.000đ/lít. Lúc giảm giá thì nói tính theo 30 ngày nên giảm giá chỉ 600đ/lít. Thế phương pháp hạch toán giá xăng dầu là phương pháp gì của hàng tồn kho, thưa bác. Rồi nguyên tắc có nhất quán như trong chuẩn mực không, hay muốn thay đổi mỗi ngày một cách tùy tiện? Bác nói bảo đảm lợi ích cho người dân, nhưng người dân vẫn không thấy đâu. Mà vẫn phải mua xăng với giá quá cao (đó là còn chưa tính đến chuyện cân đong thiếu, xăng pha...) Tóm lại doanh nghiệp xăng dầu vẫn lãi to, thu nhập của họ tiếp tục tăng... Còn dân thì vẫn khổ…” -  Nông dân Sài Gòn:  boy_shock_sg@yahoo.com

 

“Tôi nghĩ, việc tăng/giảm giá xăng vẫn chưa rạch ròi, chưa phân minh nên làm cho người tiêu dùng dễ hiểu lầm. Theo tôi thì việc xác định thuế nhập xăng nên giữ  ổn định lâu lài, ít nhất là 1 năm trở lên. Vì mỗi lần tăng (thường là cao hơn nhiều mức giảm) lại viện cớ tăng thuế nhập khẩu... rắc rối và nghe lại có vẻ mù mờ... Nếu giữ mức thuế ổn định thì người dân dễ dàng thấy ngay là doanh nghiệp XD làm ăn có sòng phẳng không. Bộ TC cũng nên thông báo trước công luận là tác động của  cái sự "tăng thuế" kia thực chất có phải trăn trở nhiều như việc tăng giá xăng không và nó giúp bình ổn giá, kìm lạm phát được đến mức nào? Thời kinh tế thị trường rồi nên ta nên rõ ràng, rạch ròi từng khoản cho dễ hiểu, các bác ạ” - Nguyễn Lê Minh:  leminh_ng22@yahoo.com

 

“Theo tôi nghĩ, dự trữ là đúng. Nhưng khi giá giảm thì số dự trữ đó thế nào đây? Bán giá cũ hay giá mới? Bán giá cũ thì không bao giờ, còn bán giá mới thì lợi nhuận rất cao. Sao không thấy nói đến việc này...” - Ngọc Hoàng: daold.sm@gmail.com

 

“Theo tôi, cần xem xét lại cách tính lỗ - lãi của doanh nghiệp xăng dầu. Tính lãi theo đơn vị gì? Mua dầu theo đơn vị là thùng, rồi về chia nhỏ ra bán theo đơn vị lit? Vậy chi phí cho mỗi lit xăng của doanh nghiệp là bao nhiêu? với mức lãi trung bình 1.000đ/lit thì như thế nào?” - Đinh Tiến Dũng:  dungdt.vms1@gmail.com

 

“Bác Huệ nói vậy em biết vậy, chứ theo em là bỏ tất các quỹ đi và gộp hết các chi phí không cần thiết vào giá luôn. Chứ để các quỹ bình ổn, sau rồi các doanh nghiệp xăng dầu có lấy được tiền bù lỗ cũng còn lâu, nên chắc các doanh nghiệp chọn cách tăng giá đơn giản hơn...” - Batbinh: quanehd@yahoo.com

 

“Theo tôi, trong lúc kinh tế đang lạm phát, khó khăn như vậy thì ta không nên cộng thêm phí thuế vào quỹ bình ổn giá nữa. Hãy để cho người tiêu dùng được hưởng lợi trực tiếp từ giá xăng dầu giảm của thế giới,  ví như người đang ốm phải được ăn miếng ngon thì mới dễ nuốt…” - Trung Hiền:  trunghienhoahop@gmail.com
 
Hình như chuyện nào đơn giản ở ta, nhưng khi có sự va chạm quyền lợi thì lại hay bị phức tạp hóa vấn đề lên như thế thì phải.
 
Kiều Anh