Còn nhiều nỗi niềm giáo dục

(Dân trí) - “Trong lịch sử ngàn năm văn hiến, có lẽ chưa bao giờ phải chứng kiến cảnh suy tàn của nghề làm Thầy như bây giờ. Các Thầy lớp trước sắp nghỉ hưu hết rồi còn sinh viên sư phạm ngày nay chỉ đạt “điểm sàn!”

Còn nhiều nỗi niềm giáo dục - 1

Cô giáo dạy lớp học vùng cao phải chăm lo cho từng học sinh
(ảnh: internet)  

 Bạn đọc Nguyễn Văn tâm sự tiếp:Tôi cũng là nhà Giáo mà rất buồn vì có phụ huynh mời về nhà ăn tiệc mừng cho đứa học trò sắp ra trường. Họ phát biểu rất thật lòng: "Con tôi học vốn học dốt, tôi chỉ mong cháu nó đi sư phạm thôi". Về dự khai giảng năm học mới, một lãnh đạo của Tỉnh phát biểu "Các em cố gắng học tập, em nào dốt mà cố gắng cũng có khả năng vào được sư phạm"! Nghe mà đắng quá Dân Trí ơi !....”

 

Bạn đọc Hoàng Tuấn Anh:

“Theo tôi cùng với xu thế phát triển của xã hội thì nên thay đổi cách nhìn về giáo dục đi. Đừng dùng những ngôn từ động viên chung chung hay áp đặt lí tưởng xa vời đối với các thầy cô giáo. Làm gì có chuyện họ đi dạy cho những cô cậu con nhà giàu một cách nhiệt tình vì “sự nghiệp trồng người” trong khi  con cái họ chưa đủ ăn, lương chẳng đủ lo cuộc sống

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí  qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

cho gia đình.

Tôi làm quản lí giáo dục đã gần 20 năm.Tôi là người trong cuộc,tôi rất hiểu nội tình của ngành. Cái yếu kém căn bản không do bản thân giáo dục  mà ở cơ chế.Tôi cũng muốn tuyển những giáo viên có chất lượng nhưng nói thật là khó lắm, khó ở chỗ lãnh đạo thì công văn là một kiểu nhưng điện thoại một kiểu khác,cũng vì tính chồng chéo của bộ máy nhà nước mà một công văn hướng dẫn qua tay bao nhiêu lãnh đạo trước, mỗi lãnh đạo một ngoại lệ thì cũng hết cái gọi là quy chế hay điều lệ rồi. Mặt khác nhiều người rất giỏi nhưng lại không thích nghi được với tập thể,cách sống lập dị nên bị tập thể đào thải. Năm mới tôi chúc các nhà báo Dantri luôn hoạt động hăng say. Nói là trăn trở thì đúng là như vậy các bạn nhà báo ạ.Tôi cũng trăn trở nhưng trăn trở nhiều thì sống không nổi.”

 

Bạn đọc Thiên Lâm:

“Ngành giáo dục trong những năm qua đã có một số chuyển biến tích cực,

nhưng  vấn đề còn tồn  trong ngành giáo dục không phải là ít. Dưới đây tôi xin nêu lên một số ví dụ:

- Những danh hiệu trong ngành giáo dục thường nặng về hình thức mà thiếu thực chất, nhiều khi còn phản tác dụng, dẫn tới tình trạng “lợi bất cập hại”. Thí dụ, các trường THCS nếu được công nhận là trường chuẩn quốc gia thì họ phải “phấn đấu” bằng mọi cách giữ danh hiệu ấy, cho nên luôn cố gắng đưa tất cả học sinh của mình lên lớp, gồm cả học sinh quá yếu viết chưa nổi.

Vậy những học sinh đó lọt lên học THPT ở các trường không thi tuyển thì

làm sao học được lớp 10. Do hổng kiến thức ở các lớp dưới đâm ra chán  học và quậy phá, làm ảnh hưởng đến tình hình chung của lớp.

- Nhìn chung nội dung chương THPT bây giờ quá nặng nề, dàn trải, một số môn học, tiết học còn quá chung chung, không thực tế, không đem lại lợi ích thiết thực....

- Thực tế cũng cho thấy lương của giáo viên khó mà sống nổi. Bản thân giáo viên dù có yêu nghề nhưng không trang trải nổi cuộc sống của gia dình thì làm sao họ gắn bó và tâm huyết với nghề được ?

Chúng ta thử suy nghĩ về một hoàn cảnh cụ thể  như thế này. Gia đình đó mặc dù khó khăn cố gắng nuôi cho con đi học sư phạm, cha mẹ già yếu hy vọng sau này nhờ con. Đến khi đứa con  ra trường may mà xin được việc làm nhưng với đồng lương ít ỏi nuôi bản thân còn chưa đủ, lấy gì mà giúp cha mẹ mình, đành chịu là đứa con “bất hiếu” chứ biết làm sao! Đây không phải là chuyện hư cấu mà là có thật trong cuộc sống.”

 

Bạn đọc Đinh Thị Tuyết Lan:

Nói đến đạo đức nhà giáo tôi muốn nêu thêm một số điểm:

1)  Trước hết cần nói đến đạo đức người quản lí. Không ít người trong số họ không có đủ năng lực quản lý mà leo lên vị trí đó bằng cách chạy chọt, nịnh bợ cấp trên, vậy hỏi làm sao có tư duy nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý cũng như cách đánh giá giáo viên sao cho công minh và chuẩn xác?.

Cũng vì vậy mà đội ngũ giáo viên không “tâm phục khẩu phục” cán bộ lãnh đạo quản lý.

2) Các môn học quá nhiều mà trình độ đào tạo giáo viên chưa đáp ứng tốt . Mặt khác, khi ra trường các thầy cô giáo còn mất tiền để lo lót tìm chỗ làm nên việc tuyển dụng không công bằng; trong khi lương giáo viên lại chưa đáp úng chi dùng cho cá nhân chưa nói đến cho gia đình, vậy thì làm sao có thể toàn tâm toàn ý với nghề được.

3) Môi trường đạo đức xã hội xuống cấp ảnh hưởng lớn tới các em học sinh, hầu như từ nhỏ, trẻ em đã thiếu hồn nhiên trong sáng, lười học và coi thường thầy cô giáo; nhiều em đã nhập tâm thành ngữ Có tiền mua tiên cũng được”

Đấy là thực trạng xã hội cũng như môi trường giáo dục có tác động đến đạo đức cũng như tâm huyết của người Thầy trong giai đoạn hiện nay.

 

Bạn đọc Khánh Vân:

“Qua 15 năm trong nghề, tôi cũng từng là GV mơi ra trường, kể cả những bạn SV mới vào nghề cũng vậy, họ mới là những người nhiều nhiệt huyết nhất đấy, nhưng chỉ được vài năm đầu thôi khi họ phải tìm mọi cách để duy trì cuộc sống thì làm gì còn thời gian để đầu tư cho nghề giáo.

Để chuẩn bị cho một tiết giảng đầy đủ và thành công, chúng tôi phải bò ra làm vài ngày mới xong, ăn chả đủ thời gian đâu mà chuẩn bị.

 Còn về chất lượng GV thì đúng là nghề GV không thu hút được người giỏi nhưng giỏi cũng chưa chắc đã dạy giỏi vì dạy giỏi không phải chỉ có kiến thức mà phải có kĩ năng SP và thuyết trình sao cho hấp dẫn HS. Còn các cuộc vận động của ngành GD thì buồn cười lắm, không biết các nhà quản lí nghĩ sao mà lại đưa ra những cuộc vận động ấy. Vận động theo kiểu bắt GV và HS học thuộc lòng và treo khẩu hiệu thì thay đổi được gì. Vấn đề của GD là ở chính các nhà quản lí bắt chước nước ngoài nhưng mới chỉ được phần ngọn. Mà còn chuyện dạy học để phổ cập thì ngành GD còn xuống dốc dài dài. Một năm học thì đưa ra không biết bao nhiêu cuộc thi cả GV và HS đều bị quá tải.Thi HSG làm gì có chất lượng thật, chuẩn bị thi là trước đó vài tháng HS không học gì cả chỉ tập trung vào môn học để thi thôi. Trường nào có GV đi chấm thì trường đó đạt giải cao.Một năm có 3 cuộc thi như vậy thì GV,HS thành người máy, chỉ khổ cái người trực tiếp dạy và HS mà thôi. Các đoàn kiểm tra thì liên miên mà cách kiểm tra thì y như là trong phim RỪNG CHẮN CÁT ấy các bạn có xem không? Các cấp lãnh đạo có xem không? giống GV chúng tôi lắm”

 

Bạn đọc Phạm Anh Tuấn:

“Tôi đã từng đi dạy gia sư, dạy luyện thi ĐH ở các trung tâm LTĐH, thành tích của tôi là học sinh đã gặp tôi là bỏ hết thầy cô để được học tôi. Tôi cũng đã từng mở trung tâm gia sư để tuyển giáo viên SV (phần lớn là miễn phí giới thiệu để thu hút nhân tài). Tôi nhận ra thực tế đau lòng là SV ĐHSP nói chung là dạy không tốt bằng SV các trường ĐH khác. Ví dụ cụ thể cái cần câu cơm của SVSP toán sau này là môn toán 10, 11, 12 mà họ không được học gì trong 4 năm SV để rồi quên hết kiến thức còn gì mà dạy, chưa kể mấy trường ĐHSP lấy điểm đầu vào bằng điểm chuẩn thì làm sao đủ trình độ mà dạy. Tôi rất mong nhà nước có chính sách thu hút nhân tài như thế hệ của tôi (cuối 7x, được miễn học phí nếu vào SP) thì may ra còn có người tài vào SP.”

 

Bạn đọc Kiều Trinh:

“Không biết các quý vị lãnh đạo ở tầm vĩ mô có nhận ra điều này:Tiết kiệm chi phí chi trả cho ngành giáo dục 1 đồng, thì nhà nước và nhần dân ta đã phải chi trả gấp nhiều lần trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Vì suy cho cùng thì tất cả các lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội đều “ăn theo” giáo dục đều phải sử dung con người do ngành giáo dục đào tạo ra. Đấy cũng là quy luật “nhân nào quả nấy mà thôi”!

 

Bạn đọc Nguyễn Hiền:

“Với kiểu bình xét danh hiệu thi đua dựa vào các chỉ tiêu thi đua trong nhà trường hiện nay thì tôi khẳng định năm sau chất lượng giáo dục tụt dốc mạnh hơn năm trước là điều dễ hiểu.

Muốn chấn hưng giáo dục phải để cho giáo viên được đánh giá học sinh trung thực, đúng thực tế, không ép buộc giáo viên ( dưới danh nghĩa bình xét thi đua ) đánh giá học sinh theo chỉ tiêu thi đua như từng bộ môn phải 90% HS trên trung bình, không có học sinh xếp loại kém, hạnh kiểm phải trên 80% loại tốt, không có loại trung bình, Hiện nay, thử đặt ra câu hỏi có thầy cô nào cho điểm đúng trình độ học tập của học sinh hay không? Chắc chắn không có cánh tay nào đưa lên. Vì vậy, đa số phụ huynh và học sinh đều biết: không học cũng lên lớp, thậm chí cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến thì cần gì phải học.”

 

Bạn đọc Minh Đức:

“Điều dễ thấy: cái tốt của ngành giáo dục ít ai thấy. Nhưng khi có điều xấu thì rất dễ bị phơi bày. Với các ngành khác thì điều xấu xảy ra, thậm chí là rất xấu cũng ít ai để ý, còn với ngành sư phạm thì chỉ cần một chút thôi là đã ầm ĩ lên rồi. Điều trớ trêu, như việc nghiêm cấm học thêm đã có lúc làm thái quá nên ảnh hưởng đến uy tín của người thầy, vì thế còn ai tôn trọng thầy đây? trong khi đó nhu cầu học thêm của mọi nhà rất lớn. Tôi xin nêu ý kiến rằng: việc góp ý cho các thầy cô nên hết sức cẩn thận, vì nó quyết định đến uy tín cũng như tâm huyết của người thầy với ngành nghề. Cái gì nên đưa lên báo mọi người cùng xem, cái gì nên phê phán công khai mà không làm tổn hại cái chung?....Thật buồn khi đi ra ngoài người ta nói về thầy giáo mà mình phải lờ đi mà không dám nhận mình là thầy giáo.”

 

Nguyễn Nhật:

“Tôi là giáo viên THPT. Phải thừa nhận rằng ngành giáo dục hiện nay chưa có những chính sách cũng như những quy định thật rõ ràng và đồng bộ, còn nhiều sự bất cập . Những người có chút năng lực sư phạm và chuyên môn thì chỉ dạy một thời gian là lo lên làm hiệu trưởng, hiệu phó, trong khi các quy định trong chuẩn nghề nghiệp của giáo viên thì quá cao mà có lẽ theo chuẩn đó thì chẳng giáo viên nào đạt được xuất sắc ( có xuất sắc chẳng qua họ là hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng và những người có quan hệ tốt với lãnh đạo). Thanh tra thì thiên vị và cả nể; xếp thi đua thì theo tỉ lệ % cấp trên cho phép. Lương ba cọc 3 đồng mà đòi hỏi quá nhiều ,gây cho giáo viên có nhiều áp lực. Mỗi lần bình xét thi đua nghĩ mà buồn cười, còn đau đầu nữa chứ: cứ ông này đưa ông kia lên vì họ là sếp của mình mà; họ là người chơi thân với mình hơn...thật chán và buồn! Mà các bạn cũng lưu ý cho là trong con người ai cũng có phần thiện và phần ác , trong mỗi ngành đều có người tốt người xấu, chứ không riêng gì ngành giáo dục . Còn bản thân tôi thì rất tâm huyết với nghề, tôi cứ quan niệm rằng : cứ dạy tốt để học sinh tin yêu mình thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn cả lương (vì dạy ngoài mà). Sao lại nói đấy là việc kiếm tiền không chính đáng. Tôi có tham ô và ăn tiền đút lót của cấp dưới như nhiều vị “tai to mặt lớn” đang có vị trí này nọ trong xã hội đâu.”

 

Bạn đọc Hồ Minh Hà:

“Giáo dục ngày một tụt dốc một cách thảm hại và chỉ có những người trực tiếp đứng trên bục giảng có lẽ mới thấy được thực tế đó. Còn các nhà quản lí họ không biết hay biết nhưng cố tình làm ngơ và hài lòng với những bản báo cáo hoành tráng, những phát ngôn có cánh ? Thực sự là nguy hiểm cho đất nước và cho dân tộc với thực trạng đào tạo hiện nay của ngành giáo dục khi mà giả dối đã trở nên phổ biến. Rất nhiều giáo viên không còn tin tưởng vào chính sách và mục tiêu  giáo dục hiện nay nhưng vì mưu sinh nên phải bám nghề, đành phải nhắm mắt, im lặng làm theo sự chỉ đạo của cấp quản lí. Nói không với các tiêu cực trong giáo dục chỉ thực hiện nghiêm túc ở năm đầu tiên còn từ đó trở về sau thì nó diễn biến theo chiều hướng ngược lại nhưng buồn ở chỗ các nhà hoạch định chính sách lại không muốn nhìn nhận thực tế đau buồn này. Có đáng báo động không khi khoảng cách giữa tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông với tỉ lệ đầu vào đai học ngày một cách xa? Hình như tiếng nói của người trong cuộc vẫn chưa được Nhà Nước, Quốc Hội mà trực tiếp là Bộ Giáo Dục quan tâm đúng mức ?”

 

Bạn đọc Tuấn Hùng:

“Đa phần các ý kiến mới nhìn nhận theo chiều hướng phê phán những khuyết điểm của giáo dục mà không đề cập đến nguyên nhân sâu xa. Không nên nhắc lại những hiện tượng mà ai cũng nhìn thấy mà hãy đóng góp biện pháp để khắc phục để làm thay đổi thực trạng thật đáng buồn của giáo dục. Theo tôi suy nghĩ, Giáo dục ngày càng đi xuống không phải chỉ do giáo viên, mà sâu xa là do Cơ chế chính sách và Bộ máy quản lý giáo dục (Từ Bộ trở xuống). Hãy tìm cách thay đổi hai yếu tố này. Nếu giáo dục là nghề cao quý thì mong xã hội đừng để giáo viên nghèo đói nữa (nhất là giáo viên nông thôn, miền núi)”.

 

LTS Dân trí - Hiện trạng yếu kém của giáo dục là kết quả tất yếu của những sai lầm có tính hệ thống, từ việc xác định mục tiêu giáo dục không sát với yêu cầu thực tế, nội dung chương trình nặng nề, dàn trải, phương pháp dạy và học chậm đổi mới cho đến việc quản lý nặng về hình thức và chạy theo những thành tích ảo…

      Đội ngũ giáo viên ngày càng yếu kém suy cho cùng cũng do chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ chưa đúng, cho nên không tuyển chọn được những học sinh giỏi vào ngành sư phạm cũng như làm nản chí những thầy cô giáo thật sự có năng lực và tâm huyết với nghề.

     Mong rằng chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” sớm được thực hiện, trước hết là thay đổi cơ chế chính sách cũng như cách thức quản lý để thật sự tạo ra động lực phấn đấu và phát huy lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên, nhân tố có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học.