Bạn đọc viết:

Chữa “bệnh” nói dối Khó mà Dễ

(Dân trí) - Đúng vậy, tôi cũng thấy nói dối đã trở thành “căn bệnh” của xã hội. Thực chất thì giáo viên như chúng tôi rất dễ nhận ra điều đó từ những chuyển biến trong cách nhìn của học sinh.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Học sinh lớp 1 có đôi mắt trong veo, luôn tuân thủ theo giáo viên một cách triệt để. Nhưng càng lớn lên những đôi mắt ấy càng “biến màu” theo thực tế dối trá của xã hội, mà trong đó có vai trò đóng góp của cả các thầy cô giáo.

 

Tôi xin lấy 1 ví dụ cụ thể: Vì thành tích nên giáo viên nhồi nhét cho học sinh nhũng bài văn mẫu "y chang” nhau. Thậm chí khi thi cử giáo viên còn photo những bài làm sẵn cho học sinh chép lại. Nếu trong hội đồng nhà trường mà có người phản đối thì lại bị coi như “lập dị”, bị cô lập, thậm chí có những giáo viên còn bị trù dập đến muốn bỏ nghề luôn…

 

Sống trong môi trường mà cái xấu biến thành cái đương nhiên, xã hội sẽ xuống cấp cũng là lẽ tất nhiên. Các giới chức quản lý nói dối, nhân viên nói dối, giáo viên nói dối… rồi học sinh cũng thi nhau nói dối.

 

Cá nhân tôi chưa thấy ai trung thực mà được tuyên dương bao giờ, thậm chí có người còn bị đẩy đến đường cùng… Các sếp lãnh đạo đi tham quan nhiều, nhưng có lẽ chủ yếu để học hỏi cách làm sao cho “công thành doanh toại” là chính? Chứ từ thực tế mà tôi được biết thì ít thấy ai chứng tỏ đã học hỏi được những biện pháp chống tiêu cực, đóng góp tích cực gì cho ngành cả .....

 

Muốn thay đổi ư? Tôi sợ là không bao giờ nếu như chính các giới chức không thực hiện trước, trên kính ... mà! Chữa “bệnh” nói dối nếu không muốn thì rất Khó mà muốn thì rất dễ bởi chẳng phải đã có câu "không có việc gì khó…" đó sao?

 

Phan Hung