Bạn đọc viết

Cảnh báo giới trẻ về mặt trái của game online

Ở bài viết này tôi xin lấy ví dụ từ tựa một vài game bạo lực đã phát hành.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong vài năm gần đây sự phát triển với tốc độ nhanh game online trong xã hội, đặc biệt là từ năm ngoái đến nay. Không thể phủ nhận những đóng góp của game trong việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ đất nước, đó là mặt tốt, mặt phải của game, nhưng về mặt không tốt, mặt trái của game online, báo chí trong nước cũng đăng tải với mật độ ngày càng nhiều những sự kiện và vụ án đau lòng và lạ lùng đến mức mà nhiều người phải gọi đây là tình trạng xuống cấp hay suy thoái đạo đức, thậm chí băng hoại đạo đức do game online gây ra.

Ở bài viết này, tôi xin lấy ví dụ từ tựa một vài game online bạo lực đã phát hành.

Trong khi thị trường game Việt tràn ngập những game võ hiệp Trung Quốc thì sự ra đời của game Đ. năm 2008 lúc bấy giờ như một món ăn mới khá thú vị. Đây là tựa game trực tuyến bắn súng với tính cạnh tranh cao và hướng đến kỹ năng bản thân, do đó người chơi không cần đầu tư quá nhiều thời gian hay tiền bạc để có thể chơi giỏi. Ngay lập tức, game Đ. đã thu hút hàng triệu người chơi.

Mới đầu là tựa game bắn súng đơn thuần với các dòng vũ khí Default – Mặc định. Qua quá trình phát triển các dòng vũ khí trên đã được thay đổi hay còn gọi là biến tướng của dòng súng ban đầu, như: sơn màu, thêm đạn. Mà muốn sở hữu những súng gọi là Báu vật này thì phải nạp tiền vào mua vicoi ảo (tiền ảo trong game) để mua quả cầu may mắn (QCMM) có chứa các súng gọi là báu vật như trên. Cùng với đó là 1 số QCMM bắt trước các nhân vật trong phim ảnh và đặc biệt là sự ra đời của hệ thống súng và nhân vật Víp với cái giá khá là cao: Ví dụ như: AK víp infoner giá: 3.200.000đ, M82A1 bornbest: 2.100.000đ, M4A1 tranfomer: 1.990.000 …v.v… Như vậy đối với những người đang đi làm trong các công ty, doanh nghiệp, công chức nhà nước thì số tiền họ bỏ ra để mua những vật phẩm trên cũng đã rất vất vả, vậy những cháu học sinh đang học cấp 1, cấp 2 thậm chí cả cấp 3, thanh niên tốt nghiệp THPT mà thất nghiệp thì lấy đâu ra 1 số tiền lớn như vậy để nạp vào game mua súng. Không có súng thì dễ bị “ngậm hành” nên bắt buộc bằng mọi giá phải có tiền, hệ lụy ở đây là: Trộm cắp, cướp giật, thậm chí cả giết người để có tiền. Chưa kể đến những hiệu ứng trong game: Nhân vật nữ thì hở hang, ngực tấn công mông phòng thủ. Búa gỗ giờ chuyển sang: xẻng, rìu, dao, quắm, kiếm Nhật, baton cảnh sát… như vậy thì làm sao mà trẻ em không bị lây nhiễm. Không thể phủ nhận những đóng góp của game Đ. cho nền thể thao điện tử nước nhà. Nhưng sao các tựa game của Việt Nam sản xuất ra lại không được phát triển.

Nhà phát hành thì chăm chăm lo nguồn thu nhập từ bán vicoi, bán súng víp mà không trú trọng đầu tư vào chất lượng cũng như giáo dục trẻ em; Các phần mềm gián điệp, gian lận tràn ngập. Ngày 17/10/2010 Game online B. đã ngừng ngay việc cung cấp những nội dung bạo lực và kích động bạo lực trong game B.. Vậy thì sao Game Đ. tính bạo lực và mức độ ảnh hưởng đến tâm lý, đạo đức trẻ em lại tồn tại được đến ngày hôm nay?

Nên hay chăng chúng ta chú trọng game mà Việt Nam sản xuất ra, để không những quản lý được mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ đất nước.

Bảo Chuyền

( chuyenmusic1989@gmail.com)