Bạn đọc viết:

Bằng ngoại, bằng nội có "bên trọng, bên khinh"?

(Dân trí) - Tôi rất đồng tình với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, tạm không bàn việc đúng sai của Đại học Quốc gia Hà Nội, mà cần nhìn lại quy trình đào tạo của chúng ta rồi hãy có kết luận rõ ràng.

(minh họa: yersin.edu.vn)
(minh họa: yersin.edu.vn)

 

Hiện nay tình trạng học sinh du học nước ngoài mà không cần phải đỗ Đại học trong nước, cứ có tiền, có điều kiện kinh tế là đi du học là phổ biến.

Theo tôi thấy, các trường nước bạn có lẽ không coi trọng đầu vào mà chỉ coi trọng đầu ra, bất biết là học trong bao nhiêu năm, miễn cứ đóng học phí là đào tạo. Mặt khác, việc đào tạo của họ cũng rõ ràng và bài bản, đào tạo mức nào thì cấp bằng mức ấy.  Nếu là đào tạo để tác nghiệp thì đòi hỏi thực tiễn là chính, nếu để nghiên cứu thì cần phải cao hơn, cả lý luận và thực tiễn.

 

Sau một thời gian đào tạo, du học sinh mang cái bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ về nước  thì ai cũng công nhận, mà có lẽ cũng không biết rằng thực chất tấm bằng đó có như mong muốn và bằng với trình độ học trong nước hay không. Tuy nhiên Nhà nước ta vẫn nghiễm nhiên công nhận, mặc dù có khi do học dốt nên không thi được trong nước, mà “cậy” có điều kiện kinh tế đi du học để kiếm tấm bằng.

 

Trong khi muốn có tấm bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ trong nước thì phải có bằng Đại học. Sau đó thi đầu vào và tiếp tục học để được làm luận văn rồi bảo vệ thì mới được tấm bằng Thạc sỹ. Từng đó thời gian ít nhất phải mất 7 năm, trong khi đi du học chỉ mất 4-5 năm là đã có thể có được bằng Thạc sỹ. Vậy tại sao chúng ta cứ phải làm khổ nhau?

 

Còn câu chuyện Trưởng đoàn Thanh tra bị rút về do có đơn thư thì do cơ quan có trách nhiệm trả lời. Tuy nhiên tôi và chắc nhiều người khác cũng nghĩ: Không có lửa làm sao có khói nhỉ…

 

Lê Thanh Tùng  (Hà Nội ) 

email:  l.tung28@yahoo.com