Bạn đọc viết:

Bài toán tiền lương vẫn chờ lời giải

(Dân trí) - Đúng vậy… Việc tìm lời giải cho bài toán tiền lương 20 rồi mà vẫn ì ạch, luôn chạy chậm hơn sự phát triển đời sống xã hội. Nhìn vào đó sao gọi là phát triển đất nước, sao khẳng định được VN đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển…

Bài toán tiền lương vẫn chờ lời giải  - 1
Giá tăng, đi chợ phải cân nhắc, đắn đo nhiều hơn (ảnh minh họa từ internet)

 

Nhìn vào đó lại vô cùng buồn cho "đội ngũ tư duy", đội ngũ  tham mưu không thiếu những giáo sư, tiến sĩ…. Sao những nhà hoạch định chiến lược của ta có vẻ như đã túm tụm lại, mà vẫn chưa giải được vấn đề tiền lương hợp lý: nào là cải cách "5 lần, 7 lượt"; nào là đề án, vùng miền, khu vực này nọ....
 

Ngày trước, chỉ lương của một công chức bình thường làm việc mẫn cán, chăm chỉ, chẳng cần bằng cấp này nọ mà vẫn nuôi dạy được cả một gia đình thường là đông con phương trưởng, học hành và cả thành đạt. Nhìn chung người ta thấy đời sống cũng không đến nỗi quá chật vật...  Ngày nay sao đồng lương lại không đủ cho một cá nhân (loại cán bộ, công chức thường, công nhân lao động) trang trải sinh hoạt, nói chi nuôi vợ con...

 

Ngẫm nghĩ: lương tăng chỉ có lợi cho cán bộ có chức quyền, địa vị (nào là ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, thâm niên, bổng lộc... đủ cả). Còn lương tăng, đối với cán bộ, công chức thường không đáng kể bao nhiêu. Lương tăng, nếu áp dụng đồng nhất về ngạch, bậc, các khoản phụ cấp thì chỉ có lợi cho các cấp lãnh đạo, quản lý mà thôi.

 

Còn xét về bằng cấp, liệu một công chức tuyển dụng có bằng đại học vào làm việc, thực tế có hơn những cán bộ công chức thường (chưa có bằng cấp). Hay nhiều khi chỉ là cái vỏ, cái mác thịnh hành ngày nay?

 

Rất mong sự nghiên cứu thấu đáo về chính sách, đề án tiền lương. Không nên phân biệt, đối xử, cào bằng như thế, rất thiệt cho những cán bộ, công chức mẫn cán, làm việc có trách nhiệm.

 

Ky Danh 

email:  kydanhpham@yahoo.com.vn